Tin tức hôm nay

Tin tức

Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống cấp cứu trước bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu trước bệnh viện. Trong đó đề xuất mô hình tổ chức hệ thống cấp cứu trước bệnh viện.

de xuat mo hinh to chuc he thong cap cuu truoc benh vien
Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ, hoạt động cấp cứu trước bệnh viện được thực hiện trên nguyên tắc: bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu để cấp cứu và vận chuyển kịp thời người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu trước bệnh viện. bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu người bệnh.

Theo dự thảo, tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập trung tâm cấp cứu trước bệnh viện (115). trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc sở y tế.

Đối với các địa phương có điều kiện, có thể xây dựng trung tâm cấp cứu 115 với 4 yếu tố trong một tổ chức thống nhất gồm: bệnh viện 115; trung tâm điều phối cấp cứu; trung tâm đào tạo cấp cứu trước bệnh viện; mạng lưới các trạm cấp cứu khu vực.

Đối với các địa phương chưa có điều kiện thành lập trung tâm cấp cứu 115, trước mắt thành lập tổ cấp cứu 115 thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh. các tổ cấp cứu 155 này phải bố trí nhân lực, trang thiết bị đảm bảo trực độc lập với khoa cấp cứu, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khoa cấp cứu khi tổ cấp cứu 115 đi làm nhiệm vụ.

Bệnh viện tuyến quận, huyện, phải thành lập tổ chức cấp cứu trước bệnh viện (tổ cấp cứu 115) đặt dưới sự điều phối của trung tâm cấp cứu 115 tuyến tỉnh.

Theo dự thảo, bộ phận điều hành cấp cứu có nhiệm vụ: 1. tiếp nhận yêu cầu cấp cứu người bệnh qua số điện thoại 115; 2. người nhận thông tin phải ghi vào sổ đầy đủ các thông tin: thời gian, địa điểm yêu cầu cấp cứu, số lượng, tình trạng người bệnh, số điện thoại của người gọi cấp cứu; 3. điều động kíp cấp cứu đi làm nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với tổ cấp cứu ngoài bệnh viện của các bệnh viên khác trong khu vực khi cần thiết; 4. hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người bệnh cách sơ cứu, chăm sóc cho người bệnh trong thời gian chờ xe cấp cứu đến; 5. nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều phối cấp cứu; 6. hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo về điều phối cấp cứu; 7. duy trì kết nối thông tin giữa kíp cấp cứu 115, người bệnh, người nhà người bệnh, các cơ sở y tế và các lực lượng chức năng đảm bảo phối hợp tốt trong quá trình cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.

Kíp cấp cứu: mỗi kíp gồm 01 bác sĩ (hoặc 01 y sĩ hoặc 01 kỹ thuật cấp cứu ngoại viện paramedic), 01 đến 02 điều dưỡng, 01 người điều khiển phương tiện vận chuyển cấp cứu.

Kíp cấp cứu 115 có trách nhiệm lựa chọn cơ sở y tế gần nhất phù hợp với tình trạng của người bệnh để vận chuyển tới, liên hệ trước với cơ sở y tế đó để chuẩn bị tiếp nhận cấp cứu; tiếp tục các biện pháp cấp cứu và điều trị người bệnh trong suốt thời gian vận chuyển người bệnh...

Các cơ sở khám chữa bệnh tuyệt đối không được từ chối, đùn đẩy người bệnh khi cấp cứu 115 chuyển đến, phải khẩn trương tiếp nhận người bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Pháp luật xã hội (https://phapluatxahoi.vn/de-xuat-mo-hinh-to-chuc-he-thong-cap-cuu-truoc-benh-vien-221302.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY