12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đề xuất tăng thuế NƯỚC NGỌT CÓ ĐƯỜNG nhằm hạn chế bệnh béo phì, tiểu đường

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế. Đáng lưu ý, trong Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính sửa đổi: Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa.

Việt nam đang là quốc gia tiêu thụ nước ngọt với số lượng lớn khoảng 4 tỷ lít nước ngọt một năm. Chính vì vậy, Bộ tài chính, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, thu thuế nước ngọt, nước giải khát nhằm hạn chế lượng tiêu thụ, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường...

Bộ Tài Chính cho rằng, các đồ uống có đường, ở đây là nước ngọt, người dùng sẽ "tăng cân và béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường".

Không những vậy, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nước ngọt làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường thai kỳ; ảnh hưởng đến hệ xương, răng; ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng như kali, canxi, vitamin...; ảnh hưởng đến bệnh lý thận - tiết niệu; tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ...

Bộ Tài chính tính toán mức thuế này sẽ tăng thu cho ngân sách khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.

Đề xuất này hiện nhận nhiều ý kiến phản đối từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quy định này là cần thiết. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh mức thuế áp cần đủ mạnh thì trẻ em sẽ khó mua nước ngọt hơn vì giá cao, nhớ đó góp phần giảm tình trạng thừa cân béo phì và nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Tình trạng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam

Giống như nhiều nước khác trên thế giới, mức tiêu thụ nước ngọt đang tăng nhanh tại Việt Nam. Năm 2000, mức tiêu thụ đồ uống có đường bình quân đầu người ở Việt Nam 6 lít, năm 2016 lên đến 44 lít.

Tiêu thụ nước ngọt theo đầu người tại Việt Nam đã tăng 7 lần trong 15 năm; mạnh nhất là trà uống có sẵn và nước có ga. Tiêu thụ tăng nhanh vì sức mua tăng, trong 15 năm qua GDP đầu người tăng 280% trong khi giá nước ngọt tăng 210%.

Ở Việt Nam, tỉ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỉ lệ này lên đến 12%). Đây là mức cao hơn trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%).

Một lon nước ngọt chứa bao nhiêu đường?

Một lon nước ngọt chứa khoảng 36g đường tự do. Trong một ngày, nếu một đứa trẻ chỉ uống một lon hoặc một chai đồ uống có đường thì lượng đường tiêu thụ đã vượt quá ngưỡng khuyến cáo.

Theo WHO, chế độ ăn uống trung bình hằng ngày cung cấp 2.000kcal, trong 10% tổng lượng calo tương đương 50 g đường tự do (gồm đường đơn; đường đôi; đường tự nhiên có trong mật ong, nước ép trái cây...). Để có lợi cho sức khỏe nên giảm tiêu thụ lượng đường này xuống dưới 5% tổng lượng calo tiêu thụ mỗi năm.

WHO khuyến cáo mức tiêu thụ đường tự do của một người là dưới 25 mg một ngày. Trung bình một người Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do một ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 g và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ WHO khuyến cáo.

Các quốc gia khác đã và đang áp dụng Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Nhiều quốc gia trong khu vực đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt như Thái Lan, Lào, Campuchia. Ví dụ, tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5-10%. Campuchia áp thuế với nước ngọt là 10%.

Những quốc gia khác đang dự kiến áp dụng thu thuế nước ngọt như Myanmar, Philippines và Indonesia.

Các nước châu Âu theo đại diện Bộ Tài chính còn đánh thuế ở mức cao hơn. Cụ thể, Pháp áp thuế với mức tuyệt đối là 0,72 Euro/lít, Phần Lan thu 0,075 Euro/lít nước ngọt, Hungary quy định mức thuế 0,04 Euro/1 chai hoặc 1 lon nước, Hà Lan thu 0,09 USD/lít,…

Thu Hương (T/H)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/de-xuat-tang-thue-nuoc-ngot-co-duong-nham-han-che-benh-beo-phi-tieu-duong-25878/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY