Khoa học hôm nay

ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19

MangYTe - Hàng chục sản phẩm khoa học, công nghệ được Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19.

Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động - Ảnh: THY HUYỀN

Ngày 30-4, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổng kết và giới thiệu các sản phẩm khoa học, công nghệ do trường nghiên cứu, thiết kế trong thời gian xảy ra dịch COVID-19.

Theo PGS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng nhà trường - các sản phẩm công nghệ này là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhiều đơn vị trong trường, thực hiện ngay trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 vừa qua.

Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động do Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia điều khiển số và kỹ thuật hệ thống (DCSELab) chế tạo, sử dụng trong việc lấy mẫu bệnh không tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Sau khi lấy mẫu, buồng được khử khuẩn trước khi lấy mẫu kế tiếp đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro phát tán bệnh ra khu vực lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Công nghệ diệt khuẩn bằng đèn tia cực tím.

Máy thở đơn giản hoạt động với nguyên lý ép/thả túi ambu một cách tự động để đưa dòng không khí vào phổi bệnh nhân tương ứng với hai pha hít vào và thở ra. Các thiết bị chính của máy gồm: túi ambu, động cơ DC servo, bộ điều khiển, cảm biến áp suất vi sai, phổi giả, bình cấp oxy. Sản phẩm đang được hoàn thiện sau nhiều lần chỉnh sửa và hội ý với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Máy thở đơn giản - Ảnh: THY HUYỀN

Máy phun dung dịch sát khuẩn rửa tay không tiếp xúc sử dụng công nghệ siêu âm, phun dung dịch rửa tay theo tiêu chuẩn WHO để tạo ra các hạt sương dung dịch có thể len lỏi vào các kẽ bàn tay đồng thời tự động phát hiện có bàn tay và điều khiển phun dung dịch.

Máy phun dung dịch rửa tay không tiếp xúc - Ảnh: THY HUYỀN

Hệ thống khử khuẩn di động do Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí Bách khoa (BK-RECME) chế tạo có khả năng khử khuẩn di động trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài. Hiện hệ thống đang được chuyển giao thương mại hóa cho các doanh nghiệp liên quan và các đơn vị có nhu cầu, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.

Buồng khử khuẩn di động do DCSELab kết hợp với Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) chế tạo. Thiết kế gồm cảm biến phát hiện người và tự động phun; có đèn tín hiệu, hệ thống phun siêu âm 360 không gây ướt và giúp khử khuẩn toàn bộ cơ thể; dung dịch khử khuẩn anloyte đã được pha chế và kiểm định yếu tố an toàn khi sử dụng.

Thiết bị mặt nạ dẫn khí do nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer - khoa công nghệ vật liệu (PGS.TS Huỳnh Đại Phú, NCS Nguyễn Thái Hòa phối hợp với BS Nguyễn Thiên Bình) nghiên cứu và thiết kế. Thiết bị gồm có 3 bộ phận được thiết kế để cổng cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuẩn, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch, tránh nhiễm chéo, cho phép bác sĩ mang trong nhiều giờ. Thiết kế này cũng có thể sử dụng làm mặt nạ thở cho bệnh nhân. Hiện nhóm đã cung cấp sản phẩm cho Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) để các y, bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh nhân.

Máy tự động tạo thân khẩu trang y tế và hàn quai siêu âm đơn điểm do nhóm giảng viên khoa cơ khí (PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc và TS Nguyễn Thanh Hải) nghiên cứu, đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.

Ngoài các sản phẩm trên, nhiều nhóm giảng viên, sinh viên trường còn có hàng loạt sản phẩm thiết thực khác hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: kính chắn giọt bắn (có khả năng chống bụi, giúp tránh và ngăn ngừa tối đa dịch bắn, giọt bắn từ hắt hơi, ho…); quai đeo khẩu trang, móc vào quai làm giảm áp lực lên tai. Các sản phẩm này đều sử dụng công nghệ in 3D do nhóm nghiên cứu công nghệ in 3D chế tạo (ThS Huỳnh Hữu Nghị - khoa cơ khí).

Nhóm cán bộ và sinh viên bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ - khoa kỹ thuật hóa học cũng đã pha chế gel sát khuẩn, xịt sát khuẩn, nước rửa tay dành cho cán bộ và sinh viên của trường. Các sản phẩm này được trang bị tại các vị trí trọng yếu của trường như: đầu các tòa nhà (khu vực cầu thang), các phòng họp, phòng tiếp khách… Nhà trường còn tặng cho các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM và đồng bào các tỉnh phía Bắc.

TRẦN HUỲNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/dh-bach-khoa-tp-hcm-gioi-thieu-loat-san-pham-cong-nghe-phong-chong-covid-19-20200430120607883.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những món ăn Thuốc chế biến từ thực phẩm chứa chất chống ôxy hóa, khi sử dụng thường xuyên có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các chứng ung thư.
  • Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kị một cách tuyệt đối.
  • Các nhà khoa học tại Đại học Nam Califonia đã phát hiện ra hormon Mots-c, loại phân tử hoạt động như một tín hiệu cơ thể.
  • Thông tin trên được BS.CKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT)”
  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Chào mangyte, Tôi vừa bị đột quỵ tháng trước, đã được điều trị tạm ổn tại bệnh viện rồi. Bác sĩ dặn về nhà cần tập vật lý trị liệu tiếp. Nhưng tôi làm công việc kinh doanh, rất bận rộn nên không thể tập VLTL trong giờ hành chính được. Nhờ mangyte giới thiệu giúp tôi có thể tập VLTL ngoài giờ ở đâu uy tín, giá cả thế nào? Nếu mời kỹ thuật viên đến tập tại nhà có được không? Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Đức Cường – Q. Tân Phú, TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY