Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Di chứng hậu Covid-19, có người không chịu nổi tiếng động, chuông báo điện thoại: Lời khuyên của BS để tránh bị ảnh hưởng kéo dài

Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh Covid-19 cảm thấy mình bị ảnh hưởng đường tiêu hóa, đường hô hấp, thậm chí còn bị ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe tâm thần...

Không thể tìm ra nguyên nhân ngay

Phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong thời gian gần đây tiếp nhận bệnh nhân tăng hơn bất thường.

Trao đổi với PV, ThS. BS Đinh Thế Tiến – Phòng khám hậu COVID-19, chia sẻ, mỗi ngày tại đây tiếp nhận khoảng từ 70-100 người tới thăm khám.

Theo bác sĩ Tiến, các trường hợp đến khám ở các độ tuổi khác nhau, được chia ra thành hai nhóm chính.

Nhóm thứ nhất, bệnh nhân có tổn thương phổi, đa số là những trường hợp quá trình mắc COVID-19 phải nằm viện điều trị lâu, có bệnh lý nền…

Nhóm thứ hai, trường hợp không bị tổn thương phổi, đa phần gặp thường là ở những người có bất thường về tâm lý như mất ngủ, lo âu, ăn không ngon miệng…

Bác sĩ Tiến cũng chia sẻ về một trường hợp điển hình là bệnh nhân Hoàng Thị V (nữ, 62 tuổi, ở Hà Nội). Cách đây ít ngày, bệnh nhân đến khám vì mất ngủ, lo âu và luôn sợ những tiếng kêu từ các thiết bị trong nhà từ chuông báo điện thoại, đến tiếng máy giặt…

Theo bệnh nhân khai báo đã khỏi COVID-19 được 7 tháng. Trong thời gian bị mắc Covid-19, bệnh nhân phải nằm viện điều trị 1,5 tháng, có giai đoạn phải thở máy. Bệnh nhân khẳng định sau khi ra viện, mọi sinh hoạt diễn ra bình thường và tiến triển tốt.

Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân V mất ngủ nhiều, thậm chí là ám ảnh tiếng chuông tin nhắn của điện thoại, máy giặt hay thiết bị khác, bác V lại ám ảnh, nghĩ tới tiếng máy thở. Sau đó bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau đầu, hoảng loạn, choáng váng…

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến – Phòng khám hậu COVID-19

Cũng tương tự, chị T.T.Q (42 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) bị mất ngủ liên tục, lo âu, dù đã mua Thu*c về uống nhưng không cải thiện nên tìm đến chuyên gia.

Chị Q cũng là bệnh nhân Covid-19 và từng điều trị ở khu cách ly bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong thời gian gần 50 ngày mới xuất viện.

"sau khi được xuất viện về nhà, những ngày đầu không có dấu hiệu bất thường nhưng sau đó tôi bị ảnh hưởng về thần kinh, mất ngủ triền miên. uống thu*c thảo dược không ăn thua. một thời gian không ngủ được phải uống cả thu*c về thần kinh, trầm cảm, nếu ngày nào không uống là thức trắng cả ngày… nên lâu dần người rất mệt mỏi, buồn chán", chị q chia sẻ.

Chị Q cho biết thêm, không chỉ những triệu chứng trên, biểu hiện tiếp theo đó là đau xương khớp, trào ngược dạ dày, ho dai dẳng đến giờ vẫn chưa khỏi. "Đau ê ẩm toàn thân, tôi có cảm giác mình bị sang chấn tâm lý, có vấn đề gì tác động tới mình là đầu óc bừng bừng lên, biểu hiện đó rất nặng, rất khó chịu, nhiều lúc muốn đập đầu vào tường", chị Q nhấn mạnh.

Theo Bác sĩ Đinh Thế Tiến, quá trình khai thác tiền sử bệnh nhân, chị Q là trường hợp khá đặc biệt. Do trước đó bản thân chị Q là bệnh nhân Covid-19 còn là người chăm sóc cho người nhà cũng tại bệnh viện rất dài ngày nên đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến chị Q stress.

"do bệnh nhân phải chứng kiến người thân t* vong, rồi quá nhiều bệnh nhân trong khu điều trị tích cực t* vong, tiếng máy thở tít tít kéo dài… phải nói là quá khủng khiếp, khiến bệnh nhân bị sang chấn tâm lý mạnh. thực tế ngay cả với nhân viên y tế cũng stress, chứ không nói là bệnh nhân", bác sĩ tiến cho hay.

Bác sĩ cho biết thêm, đối với bệnh nhân như chị q., các bác sĩ dự kiến điều trị theo hướng có những thu*c giúp bệnh nhân giảm tình trạng stress cũng như sang chấn tâm lý kèm theo rất nhiều liệu pháp điều trị về mặt tâm lý, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống thường ngày.

"Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian, chứ không thể có kết quả trong "một sớm, một chiều", bệnh nhân cũng cần phải kiên trì và tập luyện", chuyên gia y tế chia sẻ.

Nhiều người đi khám hậu Covid-19

Làm gì để tránh bị ảnh hưởng hậu Covid-19

Bác sĩ Đinh Thế Tiến cho rằng, để tránh những ảnh hưởng tâm lý sau khi mắc COVID-19, việc đầu tiên bệnh nhân phải biết cân bằng thời gian, công việc, phải biết thư giãn.

Theo bác sĩ, thư giãn giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình phục hồi sau khi bị bệnh. Đặc biệt việc được thư giãn sẽ giúp kiểm soát được tình trạng lo lắng và cải thiện tâm trạng.

Với những người bị căng thẳng, lo âu thường kéo theo tình trạng mất ngủ, chính mất ngủ sẽ càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn. do vậy, việc đối phó với tình trạng mất ngủ sau covid-19 là rất quan trọng.

Bác sĩ Tiến tư vấn thêm, sau khi mắc COVID-19 mọi người cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh những giấc ngủ ngắn trong ngày, hạn chế chất kích thích, giữ môi trường ngủ yên tĩnh, tránh kiểm tra thời gian vào ban đêm và tránh việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ…

Theo bác sĩ Tiến, mệt mỏi do mắc COVID-19 và các triệu chứng kéo dài có thể gây căng thẳng, những lý do này ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh là điều dễ hiểu. Theo đó, việc trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm không phải là điều bất bình thường.

Thậm chí, người bệnh có thể nhận thấy những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự sống sót của bản thân, đặc biệt là khi cơ thể không khỏe. Từ đó, dẫn tới tâm trạng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự khó chịu khi không thể quay lại các hoạt động thường ngày hoặc làm việc theo cách mình muốn.

https://afamily.vn/di-chung-hau-covid-19-co-nguoi-khong-chiu-noi-tieng-dong-chong-bao-dien-thoai-loi-khuyen-cua-bs-de-tranh-bi-anh-huong-keo-dai-20220318104043565.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/di-chung-hau-covid-19-co-nguoi-khong-chiu-noi-tieng-dong-chong-bao-dien-thoai-loi-khuyen-cua-bs-de-tranh-bi-anh-huong-keo-dai-20220318104043565.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài Thu*c chữa bệnh như: táo bón, đái rắt, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành...
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Không chỉ là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích mà xoài xanh còn rất tốt cho sức khỏe của bạn nữa đấy nhé!
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Rất nhiều người không thể ngờ rằng, uống nhiều trà đá, phẫu thuật giảm cân... lại có thể là nguyên nhân gây sỏi thận.
  • Mang thai và sinh con để duy trì nòi giống là quy luật tất yếu, là thiên chức của người phụ nữ. Hiện tượng S*nh l* này không những đã gây ra một quá trình biến đổi sinh học – nội tiết ở phụ nữ mà còn là nguồn gốc của những sự thay đổi tâm lý dễ kéo theo những rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
  • Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và một số nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 15-17% số học sinh.
  • Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…
  • Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2013). Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại chọn chủ đề này và thông điệp của WHO muốn gửi đến nhân dân toàn thế giới nhân ngày này là gì?
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY