12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đi khám vì miệng có mùi hôi, người phụ nữ sốc nặng khi bị tuyên án tử

Khi bác sĩ yêu cầu nữ bệnh nhân há miệng ra để kiểm tra, một “mùi tanh hôi” thoang thoảng bốc ra và kết quả kiểm tra chi tiết cho thấy người phụ nữ đang mắc loại bệnh nguy hiểm này.

Mới đây, trong chương trình “Sức khỏe 2.0”, bác sĩ tai mũi họng Ngô Chiêu Khoan của Bệnh viện đa khoa Đài Trung (Đài Loan) khuyên mọi người đừng nên lơ là với mùi hôi miệng, bởi đó có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh. Để làm rõ hơn về cảnh báo của mình, bác sĩ Ngô đã kể về một trường hợp mà anh từng gặp.

Bác sĩ Ngô cho biết, cách đây không lâu, một người phụ nữ 60 tuổi tới bệnh viện thăm khám vì thấy khẩu vị thay đổi bất thường, miệng có mùi chua. Khi bác sĩ yêu cầu bệnh nhân há miệng ra để kiểm tra, một “mùi tanh hôi” thoang thoảng bốc ra.

Bác sĩ tai mũi họng Ngô Chiêu Khoan của Bệnh viện đa khoa Đài Trung (Đài Loan).

Sau khi quan sát bằng ống nội soi, bác sĩ phát hiện dây thanh quản của bệnh nhân không cử động được. Bác sĩ Ngô tiếp tục đề nghị nữ bệnh nhân làm một vài bài kiểm tra, xét nghiệm khác và kết quả chỉ ra rằng bệnh nhân này đã mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Về việc vị giác của nữ bệnh nhân thay đổi, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích rằng, ung thư phổi có khả năng gây ra hội chứng khối u ở bụng, loại bệnh này sẽ làm thay đổi các ion natri và canxi trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh.

Về mùi “đặc biệt” từ miệng của bệnh nhân, bác sĩ Phạm Tuyền Sơn, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, giải thích thêm rằng nếu phổi gặp vấn đề, miệng sẽ có mùi tanh, hôi giống mùi cá thối.

Hôi miệng là dấu hiệu “tử thần” cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, hôi miệng còn là dấu hiệu “tử thần” cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như:

- Bệnh viêm đường hô hấp trên: Bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng... Người mắc phải bệnh này thì họng có thể sinh ra mùi hôi như mùi mục nát. Nguyên nhân là do người bệnh tiết nhiều dịch chứa protein, một phần sẽ thoát qua nước mũi và phần còn lại chảy vào trong họng từ đường mũi, bám dính lại ở cuống lưỡi hoặc họng, từ đó gây ra mùi hôi.

- Bệnh dạ dày: Người mắc bệnh dạ dày thì hơi thở thường có mùi chua hôi thối. Khi môn vị hẹp hoặc tắc nghẽn, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ gây ra mùi hôi và thoát ra qua khoang miệng.

- Bệnh thận: Mùi khai nước tiểu là hơi thở đặc trưng của người mắc bệnh thận và cũng là tín hiệu cảnh báo bệnh đang đi theo chiều hướng nghiêm trọng.

- Suy gan: Khi gan bị suy, chức năng gan sẽ suy yếu khiến việc phân giải độc tố thấp, dẫn đến lượng amoniac trong máu tăng cao, khiến miệng thở ra có mùi hôi như mùi táo thối.

- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1, thì hơi thở của họ có mùi axeton (thường được biết đến ở các chất tẩy sơn móng tay) hoặc mùi trái cây.

- Nhiễm trùng nấm men (tưa miệng): Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này là miệng có mùi khó chịu và xuất hiện các đốm trắng ở cổ họng, lưỡi.

- Cơ thể thiếu kẽm: Một số nghiên cứu cho biết, chế độ ăn ít kẽm hoặc cơ thể không thể hấp thụ đủ kẽm có thể khiến người bệnh bị hôi miệng.

- Căng thẳng cao độ: Căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra chứng khô miệng, khiến lượng nước bọt trong miệng giảm xuống. Một khi miệng không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc có các vị kì lạ trong miệng.

Xem thêm:

Thầy giáo 28 tuổi chạy bộ mỗi sáng chết vì ung thư gan, bác sĩ chỉ ra thói quen trước khi chạy bộ không khác gì tự sát

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/di-kham-vi-mieng-co-mui-hoi-nguoi-phu-nu-soc-nang-khi-bi-tuyen-an-tu-32559/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY