12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đi tiểu 2 - 3 lần/ đêm – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tiểu đêm là một trong những căn bệnh rất phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và đến cuộc sống hằng ngày. Tiểu đêm nhiều lần có thể là nguyên nhân của các bệnh liên quan đến thận hay bàng quang và cần chữa trị kịp thời.

Một người trưởng thành bình thường có thể duy trì giấc ngủ đêm từ 6 – 8 giờ mà không cần đi tiểu. Một người bình thường đi tiểu 8 lần ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần ban đêm là hợp lý nhưng nếu đi tiểu 2 lần/ đêm, thậm chí nhiều người còn phải thức giấc đến 5 – 6 để đi tiểu trong đêm, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, cụ thể như trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi…

Ngoài việc làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn, tiểu đêm còn có thể là một dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn mà cơ thể đang muốn cảnh báo cho bạn thấy.

Bệnh tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tiểu đêm nhiều lần ở nam giới do sự tăng kích cỡ của tuyến tiền liệt, chèn ép lên bàng quang, niệu quản gây rối loạn tiết niệu, kích thích bàng quang. Bệnh nhân bệnh u xơ tiền liệt tuyến có thể tiểu đêm 4 đến 6 lần liên tục gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích)

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tiểu đêm, tiểu nhiều là do bệnh lý tại thận, hay dân gian ta thường nói là “thận yếu”, nhưng thực tế không phải như vậy. Mà chính bệnh lý tại bàng quang, gọi là Bàng quang tăng hoạt (OAB) hay Bàng quang kích thích mới là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều ở mọi lứa tuổi.

Bàng quang là cơ quan có vai trò lưu trữ nước tiểu, khi nó chứa một lượng thể tích nước tiểu nhất định (thường từ 300 – 500 ml) sẽ tạo áp lực lên thành bàng quang. Lúc này bàng quang sẽ bắt đầu co bóp, cơ vòng mở dần và gây cảm giác buồn tiểu để tống nước tiểu ra bên ngoài. Nhưng ở những người bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, bàng quang thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ gây ra tiểu đêm. Khi bạn gặp tình trạng này nghĩ là có khả năng não đã bị tổn thương, khiến cho hệ thần kinh trung ương không liên lạc và phát tín hiệu điều khiển cơ hô hấp. Khi ngủ vô thức, cơ thể không ý thức được tình trạng căng đầy của bàng quang và cần thải ra bên ngoài.

Khi xuất hiện trạng thái tắc nghẹn đường hô hấp do ngưng thở sẽ gia tăng áp lực âm trong lồng ngực đẩy đến tim, tim lập tực phát tín hiệu yêu cầu thải nước tiểu ở thận. Khi thận nhận được tín hiệu sẽ tăng bài tiết lượng nước tiểu khiến cho người bệnh trở mình đi tiểu nhiều lần, ngủ không còn ngon giấc. Cho nên việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ sẽ giúp cho hiện tượng tiểu đêm giảm đi đáng kể.

Bệnh u xơ tử cung

Tương tự như u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới, u xơ tử cung gây tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ khi phát triển có thể chèn ép vào các cơ quan lân cận là bàng quang gây mót tiểu, tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới.

Bệnh sỏi thận

Khi kích thước sỏi thận tăng cao cũng là nguyên nhân gây ra tiểu buốt, tiếu đêm nhiều lần kèm tiểu rắt, tiểu đục ở người bệnh.

Bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh nhân viêm đường tiểu thường có cảm giác đau vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Mỗi lần đi tiểu không nhiều, tiểu lắt nhắt.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/di-tieu-2--3-lan-dem-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-nguy-hiem-28455/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY