Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Đi tìm nguyên nhân bạn bị huyết áp thấp

Tỉ lệ người mắc bệnh tụt huyết áp đang có xu hướng ngày càng tăng, chiếm 7% dân số độ tuổi trưởng thành.

Đây là một căn bệnh có ít biểu hiện và bộc phát chậm nên bệnh nhân thường không chú ý. Tuy nhiên hậu quả của nó gây ra thì không hề đơn giản.

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp:

Mất nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tụt huyết áp. Khi bị mất nước, thẩm chí là mất nước nhẹ cũng có thể gây ra chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, tiêu chảy, vận động quá mức cũng là những nguyên nhân gây mất nước

Ảnh minh họa

Mất máu

Giảm lượng máu có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Mất mát dù ít hay nhiều điều có thể gây ra bệnh tụt huyết áp. Nguyên nhân gây mất máu có thể do T*i n*n, sinh nở, phẫu thuật…

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Huyết áp thấp hay còn gọi là tụt huyết áp, là hiện tượng huyết áp của người bình thường xuống dưới mức 90mmHg.

Thiếu chất dinh dưỡng không những khiến bạn ốm yếu, thiếu năng lượng sống mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh huyết áp thấp. Tất cả chúng ta nên bổ sung dưỡng chất cần thiết để cơ thể mình được hoạt động cân bằng, mang lại cuộc sống hạnh phúc.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một phản ứng mạnh đối với nhiễm khuẩn. Cơ thể sẽ sản sinh các hóa chất đưa vào máu để chống lại các mối đe dọa. Điều này khiến viêm lan rộng, theo thời gian, có thể làm chậm lưu lượng máu và tổn thương các cơ quan.

Theo đó, vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng như phổi hay bụng thâm nhập vào dòng máu, sau đó sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến huyết áp bị hạ.

Thay đổi nội tiết

Hormon trong cơ thể được coi là sứ giả giúp thực hiện điều chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có huyết áp.

Suy giáp: chức năng tuyến giáp suy giảm có thể liên quan đến huyết áp thấp

Rối loạn chức năng tuyến yên hoặc bất thường tuyến thượng thận có thể gây sụt giảm cortiisone, aldosterol và các hormon khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp

Bệnh tiểu đường

Đôi khi bệnh nhân bị rối loạn đường huyết, đường trong máu có lúc xuống quá thấp hoặc lên quá cao cũng có thể làm giảm huyết áp theo các cơ chế khác nhau. Người bị tiểu đường còn có thể bị rối loạn hệ thống thần kinh thực vật và gây hạ huyết áp tư thế đứng.

Mang thai

Những cơn ốm nghén trong lúc mang thai sẽ làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, biến ăn, lượng dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể sẽ hạn chế, từ đó gây thiếu máu, dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Hạ đường huyết

Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi, đó là những triệu chứng của bệnh tụt huyết áp.

Theo Trúc Đào - Tạp chí Sống Khỏe

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-tim-nguyen-nhan-ban-bi-huyet-ap-thap-n336525.html)

    Tin cùng nội dung

    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY