Thông thường, dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay để xuống chi, phân phối hoạt động và tạo cảm giác cho bàn tay. Trường hợp ống cổ tay vì một nguyên nhân nào đó mà hẹp lại, gây chèn ép thần kinh giữa, dẫn đến người bệnh bị tê các ngón bàn tay, lâu ngày sẽ dẫn đến teo các cơ quan lòng bàn tay. Bệnh lý này không chỉ gặp ở phụ nữ lứa tuổi trung niên mà cũng thường xuyên gặp ở những vận động viên đua xe đạp hay chèo thuyền…
Dấu hiệu nhận biết tê tay
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tê bàn tay là hiện tượng tê các ngón tay, từ ngón cái đến nửa ngón đeo nhẫn (ngón áp út), khi bệnh nặng hơn sẽ biểu hiện teo các cơ thuộc mô cái bàn tay. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được làm điện cơ, trên điện cơ sẽ cho thấy mức độ tổn thương thần kinh giữa như thế nào.
Phòng và điều trị tê tay
Người bệnh cần đến khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Khi có những dấu hiệu của bệnh tê bàn tay nhẹ, tức là nếu các dấu hiệu tê bàn tay xuất hiện không thường xuyên, thì sẽ được các bác sĩ tư vấn dùng thuốc và hướng dẫn các bài vật lý trị liệu, dần dần sẽ được khôi phục và hỏi.
Nếu các dấu hiệu tê bàn tay đã trở nên thường xuyên và nặng, bác sĩ có thể tiêm corticoid hoặc mổ cắt dây chằng vòng giải áp thần kinh giữa, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Nếu để đến khi bị teo cơ bàn tay rồi mới đi khám, điều trị thì lúc đó sự phục hồi rất khó và lâu dài.
Xử lý tê tay như thế nào?
Để giải quyết tình huống khi bị tê tay bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau:
Miết bàn tay: Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.
Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.
Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên.
Bên cạnh đó, chế độ ăn của bạn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng… tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.
Vi Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: