Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ nên biết để xử lý kịp thời

Cha mẹ nên nắm các thông tin về dị ứng ở trẻ em. Vì trẻ có thể có các triệu chứng do tiếp xúc với thực phẩm, dùng Thu*c, sự thay đổi của thời tiết,...

Nếu trẻ bị hắt hơi, ho nhiều, thường xuyên phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn thì có thể là trẻ bị dị ứng… Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé. 

Trẻ em có thể trở thành nạn nhân của bệnh dị ứng

Cũng tương tự như người lớn, trẻ em có thể bị dị ứng với những thực phẩm mà chúng được ăn, những thứ chúng chạm vào, dị ứng với bụi bẩn mà chúng có thể hít phải trong môi trường. trẻ không biết mô tả hoặc không có khả năng mô tả nên rất khó nhận biết các dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ ban đầu.

Có rất nhiều loại dị ứng mà một đứa trẻ có thể mắc phải, trong đó có thể chia làm 3 loại chính tương ứng với từng nguyên nhân gây bệnh như sau:

    Dị ứng thực phẩm và Thu*c: khi trẻ ăn phải một loại đồ ăn nào đó, hoặc dị ứng với một loại Thu*c nào đó. Những triệu chứng có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các thực phẩm mà bé hay bị dị ứng: sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành,

Triệu chứng dị ứng ở trẻ em hay gặp phải

Phản ứng dị ứng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây hại. dấu hiệu dị ứng thường khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân hoặc từng loại dị ứng. chúng tôi xin nêu ra một vài phân tích để bạn hiểu rõ hơn về điều này như sau:

# Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm và Thu*c

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng Thu*c có thể xuất hiện trong vòng vài phút hoặc từ 1 đến 2 giờ. ngoài ra, triệu chứng phát ban do dị ứng Thu*c có thể xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi dùng.

Thông thường nếu mắc bệnh do nguyên nhân này, trẻ có thể bị các triệu chứng như sau:

    Phát ban

Khi bị dị ứng thực phẩm thì trẻ hay bị buồn nôn, nôn hoặc đau bụng. một số bé có thể có dấu hiệu sưng môi.

Dấu hiệu nguy hiểm nhất mà trẻ có thể gặp phải khi dị ứng Thu*c hoặc thực phẩm là sốc phản vệ. tức là lúc này huyết áp tăng lên đột ngột làm hẹp đường thở và khiến cho việc thở trở nên khó khăn. thông thường trường hợp sốc phản vệ hay xảy ra do dùng Thu*c kháng sinh, aspirin, dùng sữa bò…

# Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng môi trường

Mặc dù không phổ biến nhưng dị ứng do bụi, lông vật nuôi, nấm mốc, phấn hoa, côn trùng cắn có thể gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến bé. chẳng hạn như:

    Hắt xì

Trẻ cũng có thể bị nổi mề đay, phát ban hoặc nổi mụn nếu da của chúng tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc thứ gì đó mà chúng nhạy cảm.

Ngoài ra trẻ còn hay có triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với dầu gội, bột giặt, chất tẩy rửa…

# Triệu chứng dị ứng theo mùa

Tình trạng này thường xuất phát do các tác nhân từ thực vật, hay làm cho trẻ có các triệu chứng như:

    Hắt xì

Thông thường các triệu chứng của loại dị ứng này chỉ hay xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm.

Phân biệt bị cảm lạnh hay dị ứng

Triệu chứng chảy nước mũi và ho là những triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm lạnh. cha mẹ cần phải biết cách phân biệt để có thể chăm sóc cho từng trường hợp cụ thể.

Đầu tiên là cần xem xét thời gian cũng như tần suất xuất hiện của các triệu chứng. cảm lạnh thường hay phổ biến ở trẻ sơ sinh, còn dị ứng thì theo mùa hoặc do các tác nhân khi bé hít phải trong không khí. cảm lạnh thì chỉ kéo dài từ 1-2 tuần, trong khi dị ứng thì thường kéo dài hơn.

Ngoài ra dị ứng thường không gây sốt còn cảm lạnh thì trẻ hay bị sốt. đồng thời dị ứng không gây đau nhức còn cảm lạnh thì gây đau nhức khắp người.

Chẩn đoán dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh dị ứng thì các bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

# Kiểm tra da

Bác sĩ sẽ đặt một cây kim ngay tại vị trí có dấu hiệu dị ứng để xem xét phản ứng. cây kim được sử đụng đã được nhúng trong dung dịch chứa tác nhân mà bác sĩ nghi ngờ gây dị ứng. nếu không có phản ứng thì tác nhân nghi ngờ bị loại bỏ và bác sĩ sẽ chuyển qua các dấu hiệu khác.

Xét nghiệm này thường được thực hiện cho trẻ trên 6 tháng nhưng có nhược điểm là mất thời gian và độ chính xác không cao.

# Xét nghiệm máu

Để kiểm tra nồng độ histamin trong máu. Phương pháp này thường nhanh chóng và có độ chính xác cao hơn

# Kiểm tra chế độ ăn

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng do thực phẩm thì sẽ yêu cầu cha mẹ cung cấp thực đơn của bé. khi khoanh vùng được đối tượng gây bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng dùng trong khoảng 1 tuần xem bệnh có chuyển biến gì không

Điều trị dị ứng ở trẻ em

Nếu không được điều trị sớm thì những biểu hiện của dị ứng sẽ ngày càng nặng và dễ dẫn đến sốc phản vệ. đồng thời các triệu chứng ngoài da như phát ban, nổi mề đay nếu không được điều trị rất dễ để lại sẹo.

Phương pháp điều trị chính cho dị ứng ở trẻ em là hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. chẳng hạn nếu dị ứng lông mèo thì giữ bé tránh xa vật nuôi, nếu dị ứng sữa thì điều chỉnh chế độ ăn của mẹ hoặc bé… ngoài ra cũng có thể áp dụng một số loại Thu*c sau

# Dùng Thu*c kháng histamin

Sử dụng Thu*c có chứa chất kháng histamin là một trong những loại Thu*c thường được dùng để điều trị dị ứng. Thu*c kháng histamine giúp giảm thiểu phản ứng dị ứng. Nhưng chú ý là loại Thu*c này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Việc sử dụng bất cứ loại Thu*c nào cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

# Dùng kem bôi

Cụ thể ở đây là dùng kem hydrocortisone (Cortizone) để điều trị các phản ứng trên da.

Việc dùng Thu*c cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Trong lần đầu dùng chỉ nên dùng cho một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục dùng cho các vùng da khác

# Tiêm Thu*c Epinephrine

Là Thu*c được tiêm ngay vào da khi bé có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Cha mẹ nên quan sát biểu hiện của bé trong suốt quá trình sử dụng Thu*c. Nếu có bất kì phản ứng bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Phòng ngừa dị ứng ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

Các triệu chứng dị ứng có thể chấm dứt hoặc kéo dài trong thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. trong khi bạn có thể phòng chống dị ứng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

# Dị ứng với thực phẩm và Thu*c

Nếu không thể biết trẻ có dị ứng với loại thực phẩm nào đó hay không thì bạn hãy thử cho trẻ dùng từ từ mà không thử 1 loại thực phẩm mới nào. nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục chuyển sang thực phẩm khác.

Điều này được sử dụng tương tự với các loại Thu*c bôi, kem dưỡng ẩm…

# Dị ứng môi trường

Nếu trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc hen suyễn thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm,… cha mẹ hãy thường xuyên hút bụi, dọn dẹp nhà cửa để tạo môi trường trong sạch nhất không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn cho các thành viên khác trong gia đình.

# Dị ứng theo mùa

Nếu bé hay bị dị ứng theo mùa thì cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết. với những mùa mà lượng hoa thụ phấn cao thì hãy đóng kín các cửa để bụi phấn không bay vào nhà và tác động lên da của bé.

Cha mẹ cần nắm rõ những thông tin về dị ứng ở trẻ em để biết mình cần phải làm gì để phòng chống và chăm sóc tốt nhất khi trẻ mắc bệnh. khi xuất hiện các triệu chứng bất ngờ phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cách chữa trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY