Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng với thịt: Bệnh lý ít gặp nhưng nghiêm trọng

Tình trạng dị ứng thịt ít phổ biến hơn dị ứng các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên tình trạng có thể chuyển thành sốc phản vệ và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. tình trạng dị ứng thịt có thể không phổ biến như một số loại thực phẩm khác. tuy nhiên vẫn có một số người nhạy cảm với protein, alpha-galactose hoặc các thành phần có trong thịt.

Những điều cần biết khi bị dị ứng thịt

Khi cơ thể bị dị ứng, tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể immunoglobulin e. khi immunoglobulin e được sản sinh, chúng sẽ kháng lại tác nhân gây dị ứng. phản ứng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khác nhau.

1. Triệu chứng

Nếu bạn bị dị ứng với thịt, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay khi bạn đang ăn hoặc xuất hiện sau đó khoảng vài giờ. các triệu chứng bao gồm:

    Ngứa trong miệng

Triệu chứng phát sinh phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với dị nguyên. Ở một số trường hợp, các triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốc phản vệ. Nếu không kịp thời đến bệnh viện, sốc phản vệ có thể gây suy tim, hôn mê, suy hô hấp hoặc thậm chí gây Tu vong.

2. Nguyên nhân

Dị ứng thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm những loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… các nhà khoa học cho biết những người có nhóm máu a hoặc o có nguy cơ dị ứng thịt đỏ cao hơn những người có nhóm máu khác. lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết kháng nguyên b trong những người có nhóm máu ab hoặc b có cấu trúc tương tự như dị nguyên có trong thịt, do đó cơ thể có khả năng kháng lại dị nguyên này.

Ngoài ra, những loại thịt đỏ đều có chứa một loại đường – alpha galactose. Loại đường này được tìm thấy trong hầu hết động vật có vú, trừ con người. Do đó, cơ thể có thể nhạy cảm với loại đường này và phát sinh các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng thịt gia cầm

Phản ứng dị ứng với thịt gia cầm ít phổ biến hơn dị ứng thịt đỏ. nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là do thịt gia cầm chưa được chế biến chín hoàn toàn, các vi khuẩn và ký sinh trùng trong thịt là tác nhân khiến cơ thể phát sinh hoạt động miễn dịch và gây ra tình trạng dị ứng.

3. Chẩn đoán dị ứng thịt

Để chẩn đoán tình trạng dị ứng thịt, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

    Xét nghiệm máu: nhằm phát hiện ra các kháng thể (immunoglobulin E) được cơ thể sản sinh khi có phản ứng dị ứng.
  • Xét nghiệm phản ứng da: bác sĩ có thể đặt một lượng nhỏ protein có trong thịt lên vùng da và quan sát phản ứng.
  • Thực hiện chế độ kiêng thịt: nếu nghi ngờ bạn bị dị ứng thịt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện chế độ kiêng thịt. Khi các triệu chứng thuyên giảm dần, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bạn bị ứng nhóm thực phẩm này.

Các phương pháp điều trị dị ứng thịt

Phương pháp điều trị dị ứng thịt là tránh xa những loại thịt và các chế phẩm từ thịt (xúc xích, pate, thịt hộp,…). việc kiêng cử thịt có thể khiến bạn bị thiếu hụt protein, do đó hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thay thế bằng một nguồn protein khác (đậu nành, nấm, hải sản,…).

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định những loại Thu*c để làm giảm các triệu chứng do dị ứng thịt gây ra:

    Thu*c kháng histamine: nhóm Thu*c này hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh histamine của cơ thể. Histamine là chất trung gian kích thích các triệu chứng dị ứng xuất hiện. Nhóm Thu*c này được dùng khi bạn bị phát ban hoặc xuất hiện các triệu chứng hô hấp nhẹ.
  • Thu*c xịt mũi corticosteroid: được sử dụng để thông đường mũi bị nghẹt do dị ứng. Thu*c không dùng cho bệnh nhân hen suyễn, với đối tượng này bạn cần sử dụng Thu*c hút albuterol.
  • Thu*c tiêm epinephrine: được sử dụng trong tình huống khẩn cấp (phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ). Nếu bạn bị sốc phản vệ, bạn phải điều trị tại bệnh viện và được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc dùng Thu*c tiêm epinephrine, bác sĩ có thể dùng Thu*c corticosteroid để tiêm tĩnh mạch, Thu*c kháng histamine,…

Sau khi điều trị dị ứng thịt, bạn không nên tiếp tục sử dụng loại thịt gây ra dị ứng. phản ứng dị ứng lần hai có thể nghiêm trọng và gây ra sốc phản vệ, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-thit)

Chủ đề liên quan:

bệnh lý dị ứng nghiêm trọng

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY