Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Dị ứng trứng là loại dị ứng thường gặp và gây nguy hiểm cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Hãy tìm hiểu các thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây:

trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein trong trứng gà, hoặc trứng ngỗng, vịt, trứng gà tây. dị ứng trứng thường xảy ra với trẻ em, xuất hiện khi còn trẻ nhưng có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành. 

Nguyên nhân gây dị ứng trứng

Dị ứng trứng là tình trạng hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm protein trong trứng có hại với cơ thể. khi ăn trứng, các kháng thể sẽ nhận ra protein và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất khác gây nên triệu chứng dị ứng. trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể bị dị ứng trứng do protein trong sữa mẹ nếu mẹ có tiêu thụ trứng trước đó.

Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa protein gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn.

Ngoài ra, một số mũi tiêm vắc-xin cũng có thể chứa protein trứng. Ở một số người, những vắc-xin này có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng:

    Vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng trứng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng trứng:

    Người lớn hoặc trẻ em bị viêm da dị ứng có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn những người không có vấn đề về da.

Triệu chứng dị ứng với trứng

Các triệu chứng dị ứng trứng thường xuất hiện sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng từ vài phút đến vài giờ. dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mỗi người.

Dấu hiệu dị ứng trứng điển hình bao gồm:

    Viêm da hoặc nổi mề đay

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra là sốc phản vệ, dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm:

    Co thắt đường thở bao gồm sưng cổ họng hoặc u cục ở cổ họng khiến bạn khó thở

Dù phản ứng nặng hay nhẹ, người bệnh cũng nên thảo luận với bác sĩ. vì mức độ dị ứng trứng có thể thay đổi mỗi lần xảy ra, vì vậy ngay cả khi phản ứng trong quá khứ là nhẹ thì lần tiếp theo nó có thể nghiêm trọng hơn.

Biến chứng dị ứng trứng

Biến chứng nghiêm trọng nhất của dị ứng trứng là sốc phản vệ, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp. ngoài ra, phản ứng dị ứng cũng làm tăng nguy cơ mắc phải:

    Dị ứng với các thực phẩm khác chẳng hạn như sữa, đậu nành, đậu phộng

Chẩn đoán dị ứng trứng

Để chẩn đoán dị ứng trứng, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số phương pháp, bao gồm loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng khác. cụ thể bao gồm các xét nghiệm:

    Thử nghiệm chích da: trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ protein trong trứng, nếu bạn bị dị ứng trứng, vết sưng to sẽ phát triển tại vị trí thử nghiệm.

Điều trị dị ứng trứng

Để điều trị dị ứng trứng, các loại Thu*c kháng histamin kê đơn hoặc không kê đơn được sử dụng để làm giảm dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng trứng. tuy nhiên, nó không hiệu quả với trường hợp dị ứng trứng nặng hoặc ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Nếu bạn dị ứng trứng nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ thì cần cấp cứu khẩn cấp và tiêm epinephrine, theo dõi một thời gian để chắc chắn các triệu chứng không tái phát. hãy hỏi bác sĩ về việc mang epinephrine khẩn cấp tự tiêm để áp dụng trong nhiều trường hợp.

Phòng ngừa dị ứng trứng

Tránh ăn trứng và thực phẩm chứa trứng là cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng. nhưng điều khó khăn là trứng có nhiều chức năng, chúng có thể hoạt động như chất nhũ hóa để giảm sự tách nước/dầu, chất kết dính,… do đó người bị dị ứng trứng cần phải biết được những thuật ngữ chỉ trứng được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn như:

    Albumin

Người dị ứng với trứng nên đọc nhãn trước khi mua bất cứ thực phẩm nào. tuy nhiên, kể cả khi thực phẩm được dán nhãn không có trứng thì nó vẫn có thể chứa một số protein trứng như:

    Kẹo dẻo

Đồng thời, khi đi ra ngoài ăn, bạn nên xác nhận rằng các món ăn không chứa trứng. Luôn mang theo Thu*c tiêm epinephrine để phòng cho những trường hợp vô tình ăn trứng.

Nếu bạn đang có con bú, hãy tránh sử dụng trứng để ngăn ngừa bé bị dị ứng với protein truyền qua sữa. hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống cho cả bạn và bé để thay thế cho những protein bị loại bỏ.

Trên đây là những thông tin về dị ứng trứng mà bạn cần biết. nếu như có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-voi-trung-nguy-hiem-nhung-it-nguoi-biet)

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY