Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch COVID-19 tại Philippines và Indonesia ngày càng phức tạp

Việc số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trở lại đã khiến lãnh đạo ở thủ đô Manila của Philippines phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến cuối tháng Ba.

Dich COVID-19 tai Philippines va Indonesia ngay cang phuc tap hinh anh 1Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Marikina, Philippines. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 12/3, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 4.578 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mới mắc trong ngày cao nhất trong gần sáu tháng qua, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á lên 611.618 ca.

Tính đến nay, Philippines có tổng cộng 12.694 ca Tu vong do dịch bệnh này sau khi có thêm 87 ca Tu vong trong ngày.

Việc số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trở lại đã khiến lãnh đạo ở thủ đô Manila phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến cuối tháng Ba.

Cùng ngày, Viện Sinh học phân tử Eijkman của Indonesia cho biết 48 ca nhiễm đột biến N439K của biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi đã được phát hiện tại Indonesia từ cuối năm 2020.

Số ca nhiễm nói trên được phát hiện từ kết quả kiểm tra 547 mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp giải trình tự gene (WGS) và đã được thông báo cho tổ chức Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm (GISAID).

[Indonesia đặt mục tiêu hoàn tất chiến dịch tiêm chủng trong năm 2021]

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình cnn tiếng indonesia, giám đốc viện eijkman, ông amin soebandrio cho hay các ca nhiễm đột biến n439k đã được các nhà nghiên cứu của viện eijkman, đại học indonesia, viện khoa học indonesia (lipi), viện bandung, đại học airlangga, cơ quan nghiên cứu và phát triển thuộc bộ y tế phát hiện từ tháng 11 và 12 năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Amin không tiết lộ về các địa phương phát hiện các ca nhiễm đột biến N439K và bày tỏ lo ngại rằng đột biến này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được lưu hành.

Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) Daeng M. Faqih đã lên tiếng cảnh báo về khả năng lây nhiễm của đột biến N439K - vốn được cho là “thông minh hơn” các đột biến khác.

Hôm 2/3, Bộ Y tế Indonesia cũng thông báo đã phát hiện hai ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh, đúng thời điểm một năm Indonesia ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên.

Bộ trưởng nghiên cứu và bambang brodjonegoro cho rằng việc phát hiện biến thể mới này của virus sars-cov-2 có khả năng làm trầm trọng thêm đại dịch covid-19 tại indonesia và có thể khiến các bệnh viện thêm quá tải.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) ngày 12/3 cho biết số ca mắc COVID-19 ở châu lục này đã lên tới 3.996.741 ca, trong khi số ca Tu vong lên tới 106.743 ca và 3.578.073 bệnh nhân đã hồi phục.

Những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh về số ca nhiễm có Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập, Ethiopia.

Theo Africa CDC, Nam Phi đến nay có tổng cộng 51.015 ca Tu vong do COVID-19, trở thành nước có số ca Tu vong cao nhất ở châu Phi.

Mới đây, Giám đốc Africa CDC John Nkengasong cho biết các nước châu Phi đang đương đầu với thách thức nghiêm trọng do những nước này đang rất cần vaccine ngừa COVID-19./.

Minh Châu-Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện: Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-tai-philippines-va-indonesia-ngay-cang-phuc-tap/699239.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi ở TPHCM em nên đưa con em đi tiêm chủng ở đâu, thời gian nào có thể đi tiêm được ạ? Công việc của em rất bận nên muốn biết lịch để còn sắp xếp đưa cháu đi tiêm. Mangyte giúp em nhé, em cảm ơn!
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY