12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Điểm danh 10 yếu tố làm giảm tuổi thọ, đều rất gần gũi với chúng ta

Tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi di truyền, thói quen sinh hoạt và các yếu tố môi trường. Nhưng thói quen lối sống nào có tác động lớn nhất

10 yếu tố giảm tuổi thọ phổ biến mà nhiều người mắc phải

Vào tháng 8 năm 2022, một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc hoàn thành đã được công bố trên tạp chí Disease Surveillance. Nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người già từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc và đưa ra danh sách yếu tố giảm tuổi thọ.

Tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi di truyền, thói quen sinh hoạt và các yếu tố môi trường.

Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi ở Trung Quốc bao gồm:

1. Thuốc lá

2. Huyết áp tâm thu cao

3. Yếu tố chế độ ăn uống

4. Ô nhiễm không khí

5. Đường huyết lúc đói cao

6. BMI cao

7. Cholesterol LDL cao

8. Suy thận

9. Nhiệt độ không tối ưu

10. Uống rượu

Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của nam giới và nữ giới hơi khác nhau. Trong đó, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới cao tuổi là thuốc lá, trong khi đối tượng nữ cao tuổi là huyết áp tâm thu cao.

Để tránh mất mạng, hãy thực hiện tốt 7 điểm sau

1. Bỏ thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi ở Trung Quốc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi ở Trung Quốc.

2. Ăn nhiều rau và ít thịt

Một dữ liệu theo dõi dài hạn của hơn 13.000 người cao tuổi Trung Quốc được công bố trên tạp chí "Nature-Aging" vào tháng 3 năm 2022 cho thấy chế độ ăn uống lành mạnh từ thực vật có tiềm năng tác động tích cực đến tuổi thọ của người cao tuổi.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau tươi, đậu, tỏi, dầu thực vật, các loại hạt và trà. Thực phẩm thực vật không lành mạnh gồm ngũ cốc tinh chế, trái cây và rau củ được bảo quản và đường.

Đối với người cao tuổi, thực phẩm từ thực vật (rau, đậu, …) phải chiếm 80%, và thức ăn động vật chiếm 20%. Bữa tối nên trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ. Ngũ cốc thường mất 1 giờ để tiêu hóa, rau củ 1,5 giờ và thịt mỡ thường mất từ ​​3- 4 giờ.

3. Có những nguyên tắc để kiểm soát "ba cao"

Ba cao ở người cao tuổi gồm huyết áo cao, đường máu cao và mỡ máu cao nên được điều trị tùy theo hoàn cảnh cụ thể và theo nguyên tắc "chặt chẽ, vừa phải và linh hoạt ”.

(1) Cholesterol được kiểm soát chặt chẽ: Tăng cholesterol trong máu là tiền đề quan trọng hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, và các mảng xơ vữa là cơ sở chính của các bệnh tim mạch và mạch máu não.

(2) Kiểm soát huyết áp ở mức độ vừa phải: Người dưới 80 tuổi có thể hạ huyết áp xuống dưới 150/90 mmHg trước, và nếu không thấy khó chịu, có thể hạ xuống dưới 140/90 mmHg. Đối với người trên 80 tuổi, có thể hạ huyết áp xuống dưới 150/90 mmHg.

(3) Kiểm soát đường huyết nên linh hoạt: Nói chung, những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm soát đường huyết lúc đói dưới 7 mmol / L, đường huyết sau ăn dưới 10 mmol / L và hemoglobin glycated dưới 7%.

4. Béo hơn một chút sẽ tốt cho sức khỏe và chỉ số BMI không quá thấp

Chỉ số khối cơ thể = cân nặng/bình phương chiều cao, là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng béo phì. Chúng ta đều biết rằng béo phì sẽ kéo theo nhiều loại bệnh liên quan đến chuyển hóa. Nói chung, chỉ số khối cơ thể từ 18,5 đến 23,9 là bình thường.

Tuy ai cũng mong muốn có một cơ thể thon gọn nhưng thực ra người cao tuổi nên mập hơn một chút, đặc biệt là những người có cơ bắp.

Chỉ số khối cơ thể = cân nặng/bình phương chiều cao, là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng béo phì.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người cao tuổi hơi thừa cân (tức là BMI 21-23,9) có mật độ xương cao hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn, tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp, loãng xương và tiểu đường thấp hơn và dễ thích nghi với môi trường hơn, chẳng hạn như khi bị cúm, viêm phổi và các bệnh khác.

Trong khi đó người già gầy đi dễ bị nhiễm trùng hơn tuy nhiên những người cao tuổi có trọng lượng cao hơn một chút thì tương đối tốt hơn. Ngoài ra, gầy còm cũng là một biểu hiện phổ biến của mất cơ ở người già.

5. Chăm sóc thận tốt, đi khám bệnh kịp thời trong 3 tình huống

Thận có khả năng bù trừ mạnh, khi thận hư nhẹ không dễ nhận biết. Khi cơ thể có biểu hiện khó chịu thì chứng tỏ thận đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Nếu thấy 3 dấu hiệu này, bạn cần đi khám bệnh kịp thời:

Sưng tấy: bao gồm sưng chân và sưng mặt.

Nước tiểu đổi màu: Màu nước tiểu thay đổi, đặc biệt là nước tiểu nâu sẫm, hơi đỏ, tiểu khó, tiểu nhiều lần,…

Mệt mỏi hoặc suy nhược: Bệnh thận nặng có thể gây suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, không muốn ăn, ... Nếu ảnh hưởng đến tim mạch, nó còn gây khó thở.

6. Cố gắng không uống rượu

Một số người cao tuổi thích uống một chút rượu để hoạt huyết và làm cho họ vui vẻ. Tuy nhiên, uống rượu vừa phải không có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, và uống nhiều rượu sẽ làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.

7. Theo dõi thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi cũng nên chú ý giữ ấm nhiều hơn khi trời lạnh và hạ nhiệt khi trời nóng, để giảm thiểu tác động của nhiệt độ không thích hợp đến sức khỏe và tuổi thọ.

Như vậy, để sống lâu và sống khỏe, mỗi người trong chúng ta cần phải chú ý điều chỉnh 1 yếu tố làm giảm tuổi thọ này để có cơ thể luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Nóng: Việt Nam ghi nhận ca mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/diem-danh-10-yeu-to-lam-giam-tuoi-tho-deu-rat-gan-gui-voi-chung-ta-36263/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY