An toàn thực phẩm hôm nay

Điểm mặt những loại rau tuyệt đối không nên ăn sống, cẩn thận mang bệnh vào người

Có một số loại thực phẩm nếu ăn sống sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí còn rất dễ ngộ độc, điển hình là những loại rau dưới đây.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải thảo... có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú. tuy nhiên loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, những loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. do đó nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.

Rau có chứa nhiều axit oxalic

Các loại rau bina, măng tây, cần tây, rau dền, đậu bắp... đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. lượng axit oxalic này khi vào đường ruột sẽ kết hợp với canxi trong đường ruột tạo thành muối canxi oxalat làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể. do đó, tốt nhất nên nấu chín những loại rau này để loại trừ nguồn axit có trong đó.

Các loại củ

Không nên ăn sống những loại củ như khoai tây, khoai mì... trong khoai tây có chứa lượng tinh bột lớn, nếu ăn sống sẽ rất khó hấp thụ gây đầy hơi khó tiêu, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn....

Củ khoai mì sống chứa glycoside cyanogen - chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây Tu vong. Do đó nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn.

Ngoài ra, củ mã thầy cũng là loại củ nên bỏ vỏ, rửa sạch sau đó xử lý qua bằng nước sôi trước khi ăn. Như thế vừa có thể đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà vẫn có thể giữ được nguồn dinh dưỡng của nó.

Các loại đậu

Tất cả các loại đậu nói chung luôn là thực phẩm chứa nhiều chất độc nhất, trong đó phổ biến nhất là hai loại saponin và legumin. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều saponin thì ngay lập tức niêm mạc đường tiêu hóa sẽ bị kích thích mạnh đẫn đến xung huyết và trướng bụng.

Bên cạnh đó, legumin dẫn đến sự ngưng tụ các hồng huyết cầu, đồng thời hòa tan hồng huyết cầu.

Khi cơ thể bị ngộ độc bởi hai hoạt chất này thường có biểu hiện như ói mửa, đau bụng và dẫn đến tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì saponin và legumin là hai độc tố có thể bị phá vỡ khi gặp nhiệt độ cao. vì thế, để tránh gây độc cho cơ thể cách tốt nhất là bạn không nên ăn sống đối với bất kì loại đậu nào, chỉ nên chế biến và làm chín ở nhiệt độ cao thì sẽ an toàn khi sử dụng.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn có thể chần đậu sơ qua nước sôi sau đó vớt ra rồi bắt đầu chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Cà tím

Cà tím là loại thực phẩm có chứa nhiều solanine có thể làm giảm sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu như bạn sử dụng cà tím chưa qua chế biến sẽ gây nguy hại cho cơ thể khi liên tục bị đau bụng, nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/diem-mat-nhung-loai-rau-tuyet-doi-khong-nen-an-song-can-than-mang-benh-vao-nguoi-d287530.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/-diem-mat-nhung-loai-rau-tuyet-doi-khong-nen-an-song-can-than-mang-benh-vao-nguoi/20200905093649286)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY