Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Diễn biến COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 4/4: Gần 6.000 người Tu vong/ngày, Mỹ thêm 30.000 ca nhiễm mới

Chỉ trong vòng 24h tính tới 6h sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã cướp đi thêm gần 6.000 sinh mạng và lây nhiễm cho thêm 86.000 người trên khắp thế giới.

Theo trang thống kê dữ liệu trực tuyến worldometers.info, tính đến 6h00 ngày 4/4 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã lây lan tới 205 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.095.134 ca nhiễm, 58.791 ca Tu vong và 228.109 người đã được điều trị khỏi bệnh. Pháp là nước ghi nhận nhiều ca Tu vong nhất trong vòng 1 ngày, với 1.120 ca, tiếp đến là Mỹ với thêm gần 1.000 ca Tu vong.

Mỹ: Trên 30.000 ca nhiễm và gần 1.000 ca Tu vong trong 24h

Theo số liệu từ trường Đại học John Hopkins, trong 24 giờ qua, nước Mỹ ghi nhận có thêm 30.110 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 và 1.094 ca Tu vong, nâng tổng số bệnh nhân lên 274.987 ca, trong đó 7.077 trường hợp Tu vong. Thống kê này cho thấy số ca Tu vong cao kỷ lục tại Mỹ trong vòng một ngày. Riêng tại "điểm nóng" New York, Thống đốc bang Andrew Cuomo ngày 3/4 xác nhận tiểu bang này đã có 2.935 ca Tu vong vì SARS-CoV-2, 102.863 ca nhiễm và nhấn mạnh số người Tu vong tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 ngày.

Nhằm ngăn ngừa dịch lây lan, cùng ngày Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hướng dẫn mới, kêu gọi người dân tự giác sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà, nhưng chỉ dùng khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đã vận dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, yêu cầu dừng hoạt động xuất khẩu khẩu trang cũng như các thiết bị y tế khác lien quan đến phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên Tổng thống Trump chưa ban bố lệnh "trú ẩn tại chỗ" trên toàn quốc và để quyết định này cho các tiểu bang.

Trong khi đó, ngày 3/4, tỷ phú phần mềm - nhà từ thiện Bill Gates cho biết sẽ chi hàng tỷ USD nhằm nỗ lực đẩy nhanh việc phát triển vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2. Hôm 2/4, các chuyên gia y tế tại Đại học Y tế Pittsburgh đã công bố rằng họ đã điều chế một loại vắc-xin đã được thẩm định ở chuột thí nghiệm và cho thấy triển vọng.

Tình hình dịch bệnh tại Mỹ đã khiến nền kinh tế số một thế giới mất 701.000 việc làm trong tháng 3 vừa qua sau khi nhiều nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ....phải đóng cửa. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện tăng lên mức 4,4%.

Anh dự đoán đỉnh dịch vào lễ Phục sinh

Ngày 3/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cảnh báo đỉnh dịch COVID-19 ở nước này có thể sẽ rơi vào ngày lễ Phục sinh 12/4 tới. Khi được các phóng viên hỏi về dự báo số ca Tu vong do bệnh COVID-19 cao nhất vào ngày được dự báo là đỉnh điểm của dịch bệnh này, Bộ trưởng Hancock cho biết các nhà khoa học sẽ có những dự đoán chính xác. Trước đó, hãng Reuters đưa tin tình huống xấu nhất mà Chính phủ Anh đưa ra là số trường hợp Tu vong do COVID-19 có thể lên tới 50.000 người nếu người dân không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp tự cách ly. Và ngày tồi tệ có số người Tu vong cao nhất sẽ là ngày 12/4 tới.

Tính đến 6h ngày 4/4 (giờ Việt Nam), Anh ghi nhận 38.168 ca mắc COVID-19 và 3.605 ca Tu vong, tức là tăng thêm 684 ca trong vòng 24 giờ qua. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn đang thực hiện tự cách ly do có các triệu chứng nhẹ của bệnh COVID-19 và khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh.

Trong một phản ứng chính thức đầu tiên từ Hoàng gia Anh, Điện Buckingham thông báo bài phát biểu của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị sẽ được phát sóng truyền hình trên cả nước vào lúc 19h ngày 5/4 (giờ GMT), tức 3h ngày 6/4 (giờ Việt Nam). Bài phát biểu của bà đã được ghi hình tại lâu đài Windsor.

Đức mạnh tay với đối tượng phớt lờ phòng dịch

Bắt đầu từ ngày 2/4, người dân Đức sẽ phải nộp phạt lên tới 500 euro (540 USD) nếu đứng quá gần nhau, không đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu trong giao tiếp xã hội. Đây là một phần trong chủ trương của giới chức xử lý nghiêm những người cố tình phớt lờ những quy định nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã yêu cầu người dân ở trong nhà và chỉ ra ngoài nếu thật cần thiết như mua nhu yếu phẩm, tập thể dục hay khám bệnh. Việc tụ tập quá hai người trở lên đều bị cấm và mọi người phải luôn giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m.

Cũng trong ngày 2/4, Thủ tướng Merkel đã rời khỏi nhà sau hai tuần tự cách ly do tiếp xúc với một bác sĩ mắc COVID-19. Người phát ngôn Thủ tướng Steffen Seibert cho biết nhà lãnh đạo Đức đã quay lại văn phòng làm việc và sẽ điều hành đất nước qua các cuộc họp trực tuyến. Bà Merkel đã được xét nghiệm một vài lần và tất cả đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Phát biểu vào tối 3/4, Thủ tướng Merkel nói rằng, đã có những dấu hiệu cho thấy hiệu quả từ các biện pháp hạn chế, sự lây lan virus SARS-CoV-2 đã chậm lại, nhưng bà chưa thể đưa ra thời hạn kết thúc đối với các hạn chế.

Ngày 3/4, Đức đã ghi nhận thêm 6.365 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số ca lên gần 91.159 trường hợp mắc COVID-19 và 1.275 ca Tu vong.

Pháp: Số người Tu vong kỷ lục trong ngày

Trong vòng 24h qua, nước Pháp báo cáo thêm 1.120 ca Tu vong vì COVID-19, một con số kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Như vậy tổng số ca Tu vong tại Pháp đã lên 6.507 trường hợp, gần gấp đôi so với Trung Quốc, trong tổng số 64.338 ca nhiễm virus. Giới chức y tế nhấn mạnh rằng Pháp chưa chạm đến đỉnh dịch, tình hình còn quá phức tạp nên chưa thể tính đến việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng ngày, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer thông báo sẽ thay đổi hình thức kỳ thi lấy bằng Baccalauréat (thường gọi tắt là BAC) của học sinh phổ thông trung học để được xét tuyển vào các trường đại học. Bộ trưởng Blanquer cho biết kỳ thi này sẽ được thay thế bằng các phương thức khác như các bài kiểm tra tiến độ học tập thường xuyên và Pháp sẽ tăng cường mở các lớp học để bù cho thời gian nghỉ do dịch. Các trường học và đại học Pháp đã đóng cửa từ đầu tháng Ba. Bộ trưởng Blanquer cho biết kế hoạch cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng Năm này mới chỉ là "giả định".

Cùng ngày, Bộ Y tếNga cảnh báo kịch bản dịch bệnh diễn biến xấu

Trong tuyên bố ngày 3/4, Thủ tướng Mishustin khẳng định dịch COVID-19 tại Nga vẫn chưa qua giai đoạn đỉnh điểm. Vì thế, giới chức không thể loại trừ kịch bản dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất.

Đến 6h ngày 4/4 (giờ Việt Nam), Nga đã ghi nhận tổng cộng 4.149 bệnh nhân COVID-19, tăng thêm 601 người, và 34 người Tu vong. Đa số tất cả các trường hợp nhiễm mới đều ở Moskva (448 người), nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở thủ đô Nga lên 2.923 người. Cũng trong ngày 3/4, nước CH Chechnya trực thuộc đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên của LB Nga ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm để ngăn dịch lây lan.

Trong khi đó, tại

Ngày 3/4, người phát ngôn Bộ Y tế Kianoush Jahanpour cho biết nước này đã ghi nhận thêm 134 trường hợp Tu vong và 2.715 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng số ca Tu vong lên 3.294 và số ca nhiễm lên 53.183 ca. Theo ông Jahanpour, hiện 4.035 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

Iran là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của dịch COVID-19 và đang nỗ lực kiềm chế dịch. Chính phủ nước này đã cấm mọi hoạt động đi lại giữa các thành phố ít nhất đến ngày 8/4, và liên tục kêu gọi người dân hãy ở nhà. Hiện chưa có lệnh phong tỏa chính thức bên trong các thành phố. Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo dịch bệnh tại Iran có thể kéo dài và người dân phải sẵn sàng cho thêm một năm nữa chống chọi với COVID-19.

Trung Quốc cảnh báo dịch tái bùng phát

Ngày 3/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đề nghị người dân cả nước tiếp tục các nỗ lực phòng bệnh trong các cộng đồng, nơi làm việc và hộ gia đình để đảm bảo dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không tái bùng phát khi nước này đang đối mặt với nguy cơ gia tăng mạnh số ca nhiễm từ nước ngoài vào. Tính đến ngày 3/4, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 870 ca nhiễm từ nước ngoài, trong đó 160 ca đã khỏi bệnh và được xuất viện, 710 ca đang được điều trị, trong đó 19 ca nguy kịch.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định "bơm" 400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 56,38 tỷ USD) để ổn định thanh khoản tiền mặt. Đây là quyết định mới nhất được Trung Quốc đưa ra nhằm kích thích tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đối mặt với nguy cơ suy giảm lần đầu tiên trong 30 năm qua.

Hàn Quốc chi hơn 7 tỷ USD hỗ trợ người dân

Ngày 3/4, Chính phủ Hàn Quốc công bố tiêu chí xác định hộ gia đình được hưởng hỗ trợ khẩn cấp nhằm giảm thiểu khó khăn sinh hoạt do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Dự kiến tổng ngân sách mà Hàn Quốc cần huy động để triển khai việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân đợt này là 9.100 tỷ won, trong đó chính phủ "gánh vác" 7.100 tỷ won bằng việc tái cơ cấu chi tiêu ngân sách hiện hành, chính quyền các tỉnh, thành phố đóng góp 2.000 tỷ won (1,64 tỷ USD).

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dien-bien-covid-19-tren-the-gioi-toi-6h-sang-4-4-gan-6000-nguoi-tu-vong-ngay-my-them-30000-ca-nhiem-moi-20200404114130921.chn)

Tin cùng nội dung