Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Điện giật: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec

Đại cương

Điện giật hàng năm làm ch*t hàng trăm người. Riêng trong công nghiệp, do làm ăn sơ xuất, chế độ an toàn lao động không được tôn trọng, nên nhiều người ch*t vì điện giật mà không được cấp cứu kịp thời, hoặc không biết xử trí đúng đắn. Trong việc xử trí điện giật, cần nắm vững hai phương châm: cấp cứu tại chỗ và kiên trì cấp cứu.

Sinh bệnh học

Dòng điện có nguy hiểm hay không tuỳ theo cường độ điện thế, thời gian tiếp xúc và điện trở của từng cá nhân.

Điện thế: dòng điện ít nguy hiểm nếu xoay chiều có điện thế dưới 24V và điện một chiều có điện thế dưới 50V. Dòng điện xoay chiều dùng trong thành phố từ 100 - 110V, 50 - 60 hertz cũng có thể gây ch*t như dòng điện xoay chiều 220V. Quan trọng ở đây là cường độ dòng điện.

Cường độ

Một dòng điện xoay chiều 60Hz, l,lmA chỉ giật nhẹ.

Một dòng điện xoav chiều 60Hz, 80mA đi qua vùng tim có thể gây Tu vong.

Điện thế

Theo định luật Ohm, cường độ dòng điện phụ thuộc vào điện thế và điện trở:

Điện trở ở da thấp nếu da còn ướt (khi tắm hoặc sau khi tắm bị điện giật thì càng nguy hiểm). Điện trở còn thay đổi tuỳ theo vị trí tiếp xúc. Dòng điện nguy hiểm nhất khi đi qua trục của tim.

Thí dụ: vị trí tiếp xúc là tay trái và chân phải, vùng trước tim và lưng.

Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc với dòng điện cũng quan trọng. Trên thực nghiệm (chó), rung thất chắc chắn sẽ xảy ra nếu cho dòng điện 110V đi qua trục của điện tim trong thời gian 1 phút.

Tần số

Dòng điện xoay chiều với tần số 50 - 60Hz, điện thế 110 - 220V hay gây rung thất.

Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 watt/sec. Vói 200 - 300w/s trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec, dòng điện một chiều lại có tác dụng khử rung thất. Các kết quả nghiên cứu trên đã giúp ta hiểu được nguyên lý của vân đề khử rung nhĩ và rung thất.

Triệu chứng

Khi bị điện giật toàn bộ các cơ của bệnh nhân bị co giật mạnh gây ra hai tình huống.

Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương.

Nạn nhân như bị dính chặt vào nơi truyền điện: cần đề phòng bệnh nhân ngã gây thêm các chấn thương khi cắt điện.

Ngừng tim phổi: bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngừng tim sau: bệnh nhân xanh tím, tiếp theo là hôn mê (ngất tim), thông thường nhất là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng tim.

Chẩn đoán ngừng tim phổi dựa vào các triệu chứng.

Ngất: mặt nạn nhân trắng bệch (ngất trắng) rồi tím dần, hôn mê, ngừng thở.

Mạch bẹn không bắt được.

Đồng tử giãn to.

Dòng điện cao thế có thể gây

Bỏng, đôi khi bỏng rất nặng nếu điện thế càng cao và thời gian tiếp xúc càng dài. vết bỏng không đau không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ, không đánh giá được tổn thương ở sâu.

Hội chứng suy thận sau sốc điện với điện cao thế: vài giờ sau khi bị điện cao thế giật, bệnh nhân đã hồi tỉnh bỗng nhiên đái được nước tiểu đỏ sẫm, và sau đó vô niệu. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có myoglobin. Xét nghiệm máu có thể thấy CK tăng cao. Dòng điện cao thế có thể huỷ hoại tổ chức cơ phóng thích ra myoglobin làm tắc ống thận, gây viêm thận cấp.

Xử trí

Can thiệp nhanh, tại chỗ, chỉ có 3 phút để hành động. Cấp cứu liên tục.

Hồi sinh tim phổi

Phải tiến hành song song hồi sức tim mạch và hô hấp.

Nếu có máy khử rung, phải làm ngay không cần ghi điện tim.

Các động tác hồi sinh tim phổi tuỳ theo giai đoạn.

Tại chỗ:

Do người xung quanh phải thực hiện ngay:

Cắt điện: chú ý đề phòng nạn nhân ngã, đề phòng điện giật người hàng loạt.

Hô hấp miệng miệng.

Đấm vào vùng trước tim 5 cái.

Nếu tim không đập lại, phải bóp tim ngoài lồng ngực 15 lần bóp tim 2 lần hô hấp miệng miệng, tiếp tục làm cho đến khi kíp cấp cứu lưu động đến.

Khi cấp cứu lưu động đến: thay thế hô hấp miệng miệng bằng mặt nạ có oxy nối với bóng Ambu. Làm sốc điện tại chỗ, rồi chuyển nạn nhân đến trạm cấp cứu hoặc trung tâm cấp cứu.

Ở trạm hoặc trung tâm cấp cứu:

Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo có oxy.

Tiếp tục bóp tim nếu tim chưa đập trở lại.

Ghi điện tim và theo dõi điện tim trong 24 giờ liền vì bệnh nhân có thể rung thất lại.

Hồi sức thể dịch

Chống toan chuyển hoá bằng natri bicarbonat 1,4% 500ml truyền dịch tĩnh mạch.

Chống sốc bằng truyền dịch, dopamin.

Chống rối loạn điều hoà thân nhiệt sau ngừng tim, thiếu oxy não bằng đông miên liệu pháp.

Chống suy thận cấp, vô niệu bằng furosemid. Lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo. Hạn chế nước nhưng khi chưa có vô niệu phải tăng cường bài tiết sao cho nước tiểu đạt 200ml/giờ ở người lớn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/dien-giat/)
Từ khóa: điện giật

Chủ đề liên quan:

cấp cứu điện giật hồi sức

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY