Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại khu vực điều trị COVID-19

(MangYTe) - Công an TP Đà Nẵng tổ chức diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với tình huống giả định là xảy ra hỏa hoạn tại khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chiều 22/9, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Đà Nẵng tổ chức diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ  tại trụ sở đơn vị ở 183 Phan Đăng Lưu, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. 

Trụ sở của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ  là địa điểm giả định là nơi cách ly tập trung phòng, chống  COVID-19. (ảnh: LT)

 theo đó, tình huống giả định được đặt ra là vào lúc 15h ngày 22/9, tại tầng 3 của khu vực điều trị bệnh nhân covid-19 ở địa chỉ 183 phan đăng lưu, phường khuê trung, quận cẩm lệ xảy ra sự cố hỏa hoạn do chập điện. đám cháy nhanh chóng bùng phát, tỏa nhiều khói, khí độc.(ảnh: lt)

Khối lượng chất cháy lớn gồm các vật tư y tế, thiết bị điện, vải, giấy, phông màn tỏa ra lượng lớn khói, khí độc gây nguy hiểm cho bệnh nhân và cán bộ điều trị.  (ảnh: LT)
 Nhận định tại đây còn khoảng 20 người bị nạn còn mắc lại, chỉ huy chữa cháy nhanh chóng báo cáo cho Giám đốc Công an thành phố xin ý kiến và điều động lực lượng cứu thương phối hợp thực hiện công tác sơ cấp cứu và di chuyển người bị nạn đến khu vực điều trị khác. (ảnh: LT)
 Nhận tin báo về sự cố, lực lượng PCCC đã huy động 5 xe chữa cháy và 1 xe cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. (ảnh: LT)
 Ngay khi có mặt, lực lượng chức năng triển khai phương án cứu nạn cứu hộ.(ảnh: LT)
 Do địa điểm cháy là khu vực điều trị COVID-19, cán bộ, chiến sĩ tham gia nhiệm vụ mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ và mặt nạ phòng, chống độc khí thở. (ảnh: LT)
 Đám cháy đang phát triển lớn đồng thời sinh ra rất nhiều khói, khí độc, đe dọa trực tiếp đến các khu vực liền kề.(ảnh: LT)
 Chỉ huy chữa cháy yêu cầu lực nhanh chóng triển khai các đội hình để đưa người bị nạn ra khu vực an toàn.(ảnh: LT)
 Đồng thời yêu cầu cho các hướng tấn công phun nước tích cực vào khu vực cháy, phun nước làm mát chống cháy lan sang các khu vực lân cận, làm mát các hướng thoát nạn phục vụ cho công tác cứu người bị nạn.(ảnh: LT)
  Lực lượng làm nhiệm vụ, các bệnh nhân và xe cấp cứu đều được sát khuẩn cẩn thận trước khi đưa bệnh nhân đi. (ảnh: LT)
 Nhờ triển khai khẩn trương, 20 nạn nhân bị mắc kẹt được sơ tán an toàn, một số người bị thương cũng được sơ cứu và di chuyển đến nơi điều trị khác.(ảnh: LT)
 Theo Thượng tá Nguyễn Thành Nam -Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, trước tình trạng xảy ra hỏa hoạn tại các khu cách ly, điều trị COVID-19 trên thế giới trong thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an, đơn vị, địa phương kiểm tra, bảo đảm an toàn PCCC tại các bệnh viện dã chiến, điểm thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.(ảnh: LT)
 Đây là tình huống đặc biệt khi ngoài vấn đề an toàn của cán bộ, chiến sĩ trong quá trình chữa cháy thì còn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất cao. (ảnh: LT)
 Qua buổi diễn tập, lực lượng chức năng đúc kết kinh nghiệm, những điểm cần lưu ý khi chữa cháy đối với loại hình cơ sở này. (ảnh: LT)

L.T

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/dien-tap-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tai-khu-vuc-dieu-tri-covid-19-112603.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY