An toàn thực phẩm hôm nay

Điều bắt buộc biết khi ăn bánh Trung thu

Lễ hội trăng rằm sắp tới và bánh trung thu là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng bạn cần biết những lưu ý khi sử dụng món ăn này.

Bánh trung thu là món ăn được nhiều người ưa chuộng.

Những người không nên ăn bánh trung thu

Người bị bệnh tiểu đường

Những người bịthừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu. ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. trẻ nhỏ và người già cũng không được lợi khi dùng món quà này.

Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch

Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… nên không ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Loét dạ dày, loét tá tràng cũng không nên ăn bánh trung thu vì sẽ làm tăng tiết acid khiến bệnh nặng hơn. viêm gan cấp mãn tính cũng không ăn bánh trung thu.

Người đang muốn giảm cân

Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao. do vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt.

Chọn bánh an toàn như thế nào?

Để có bánh trung thu an toàn, mỗi chiếc bánh cần được sản xuất những cơ sở có đủ điều kiện về địa điểm, môi trường, nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, bảo quản, người sản xuất có đủ điều kiện vệ sinh và nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Sản phẩm được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. Sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.

Ngoài việc chọn bánh đảm bảo, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên biết cách sử dụng bánh trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm với những tiêu chí: bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. rửa tay sạch tr­ước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/dieu-bat-buoc-biet-khi-an-banh-trung-thu-d82041.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dieu-bat-buoc-biet-khi-an-banh-trung-thu/20200913082155507)

Tin cùng nội dung

  • Thực tế không phải thực phẩm nhuyễn và mềm, dễ tiêu hóa, sẽ làm giảm “gánh nặng” của dạ dày.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Qua nôi soi có thể xác định bệnh dạ dày có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không bằng cách xác định men urêaza do vi khuẩn HP sinh ra.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Em 25 tuổi, cao 1m62, nặng 65kg, em thấy mình mập quá và muốn giảm cân. Em muốn đi khám dinh dưỡng để hỏi BS chế độ ăn tốt nhất cho em, nhờ Mangyte hướng dẫn. Em xin cảm ơn! (Thúy Hạnh – hanhmeocon…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY