Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điều cần làm khi đột nhiên sốt, ho, đau họng, khó thở

(MangYTe)- Bộ Y tế vừa xây dựngtài liệu hướng dẫn cách xử trí khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nhằm cung cấp thông tin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho cộng đồng.

Những việc cần làm sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m.

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi; sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như ly uống nước, chén đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng. không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.


Kết quả xét nghiệm thanh niên từ Quảng Ngãi về Nghệ An bị sốt

(PLO)- Thanh niên 29 tuổi từ Quảng Ngãi về ở trọ tại TP Vinh đến khi có triệu chứng gai rét, ớn lạnh, sốt 37,5 độ C mới khai báo y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/dieu-can-lam-khi-dot-nhien-sot-ho-dau-hong-kho-tho-933596.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển.
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngủ ngáy, mất nước, viêm họng, viêm mũi dị ứng, trào ngược a xít, nhiễm lạnh... có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau họng vào buổi sáng
  • Nếu đã đau họng do nhiễm khuẩn, bạn phải dùng kháng sinh nhưng không nên quá 7 ngày, để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn Thu*c về sau.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Có nhiều loại thực phẩm tự nhiên có khả năng chữa trị hiệu quả chứng đau họng khó chịu.
  • Tôi 40 tuổi. Khoảng 5 năm nay mỗi lần tôi quan hệ với ông xã chưa được 5 phút thì V*ng k*n bắt đầu tiết chất nhờn, đồng thời cổ họng khô khốc và đau rát, ho.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY