Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ðiều cần nhớ khi dùng meloxicam trị bệnh khớp

Meloxicam là Thu*c kháng viêm không steroid (NSAID) có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
Meloxicam là Thu*c kháng viêm không steroid (NSAID) có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Tuy nhiên, khi dùng Thu*c cần đặc biệt lưu ý để tránh những nguy cơ do Thu*c gây ra.

Meloxicam được dùng trong các chứng viêm đau mạn tính như viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp Thu*c được chỉ định dạng bào chế viên dùng thể uống. Còn để điều trị cấp tính các cơn đau thì Thu*c được dùng dưới dạng tiêm bắp. Sau khi sử dụng Thu*c, meloxicam có tác dụng trung bình giảm đau tới 89%. Đây là loại Thu*c kháng viêm giảm đau và chủ yếu được chỉ định trong các bệnh về khớp. Thông thường, với các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì chỉ định liều sẽ cao hơn ở bệnh thoái hóa khớp. Nhưng dù dùng đường uống hay tiêm bắp hoặc kết hợp cả hai thì liều dùng không được quá 15g/ngày.

Không uống meloxicam cùng với Thu*c nào?

Không được uống meloxicam cùng các Thu*c kháng viêm không steroid khác (kể cả salicylate) bởi khi dùng nhiều Thu*c kháng viêm không steroid cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do tác dụng hiệp đồng. Thu*c chống đông máu, ticlopidine, heparin, những Thu*c tiêu huyết khối khi dùng cùng meloxicam có nguy cơ xuất huyết tăng. Cần tăng cường theo dõi tác dụng chống đông máu nếu phải phối hợp. Khi dùng các Thu*c kháng viêm không steroid cùng với lithium sẽ làm tăng lithium huyết. Nếu meloxicam được dùng cùng methotrexate thì sẽ làm tăng độc tính trên máu của methotrexate. Khi phải dùng phối hợp thì cần theo dõi sát công thức máu của bệnh nhân. Thu*c lợi tiểu dùng chung với các Thu*c kháng viêm không steroid có nhiều khả năng đưa đến suy thận cấp ở những bệnh nhân mất nước. Bệnh nhân dùng meloxicam với Thu*c lợi tiểu phải được bù nước đầy đủ và theo dõi chức năng thận trước khi điều trị. Các Thu*c kháng viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của ciclosporine. Trường hợp cần phối hợp nên theo dõi chức năng thận. Khi dùng meloxicam với Thu*c trị bệnh tăng huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch.

Meloxicam có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai của dụng cụ Tr*nh th*i đặt trong tử cung để ngừa thai một cách triệt để, trong quá trình dùng meloxicam cần kết hợp thêm biện pháp Tr*nh th*i như dùng bao cao su.

Tác dụng khó chịu của Thu*c

Thu*c có thể gây khó tiêu, buồn nôn, mửa, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy. Có thể gặp các bất thường thoáng qua của những thông số chức năng gan; viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn hay ồ ạt. Tình trạng thiếu máu; rối loạn công thức máu gồm rối loạn các loại bạch cầu, giảm bạch cầu và tiểu cầu hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu dùng đồng thời với Thu*c có độc tính trên tủy xương, đặc biệt là methotrexate sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự suy giảm tế bào máu. Hiếm khi gặp các tình trạng như ngứa, phát ban, choáng váng, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt...

Ai không được uống meloxicam?

Đối với những bệnh nhân trước đó đã từng bị dị ứng với meloxicam hay bất kỳ tá dược nào của Thu*c thì không được uống Thu*c này. Những bệnh nhân từng có tiền sử bị hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng acid acetylsalicylic hay các Thu*c kháng viêm không steroid khác cũng không được dùng meloxicam. Meloxicam ảnh hưởng trên đường tiêu hóa, do đó với bệnh nhân bị loét dạ dày tiến triển, suy gan nặng, suy thận nặng cũng không được sử dụng. Trong trường hợp những bệnh nhân này bắt buộc phải dùng Thu*c vì có lợi hơn thì trong quá trình sử dụng phải được theo dõi và kiểm tra chặt chẽ.

ThS. Nguyễn Hải Đăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-can-nho-khi-dung-meloxicam-tri-benh-khop-13723.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY