Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Điều đại kỵ khi ăn khoai lang bạn phải tránh

Khoai lang là món ăn quen thuộc nhưng không thể ăn một cách bừa bãi đâu nhé.

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Ảnh minh họa.

Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (co2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

Người có hệ tiêu hóa không tốt nên thận trọng khi ăn khoai lang

lượng đường trong khoai lang khá nhiều nên nếu ăn nhiều thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng. đông y cho rằng, những người gặp rắc rối với hệ tiêu hóa càng nên thận trọng khi ăn khoai lang.

Không ăn hồng với khoai lang

khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

nếu cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nhất định phải đến bệnh viện nội soi xem xem có phải xuất huyết dạ dày hay loét dạ dày hay không.

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. không nên ăn khoai lang khi đói.

Theo Hải Đường /Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/dieu-dai-ky-khi-an-khoai-lang-ban-phai-tranh-36526.html

Theo Hải Đường /Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dieu-dai-ky-khi-an-khoai-lang-ban-phai-tranh/20210113032607664)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Mangyte ơi, em muốn làm xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi trùng H.Pylori để ngừa loét dạ dày thì phải làm thế nào ạ? Cần có những xét nghiệm gì? Đến đâu để làm các xét nghiệm trên? Giá cả bao nhiêu? Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY