Trong gia đình bạn đã có ai mắc ung thư hoặc một người nào đó mà bạn quen biết mắc phải căn bệnh này? Nó sẽ trở thành nỗi kinh hoàng với người bệnh, cũng như những ai chứng kiến bệnh nhân điều trị gặp muôn vàn khó khăn, khổ sở như thế nào. Vậy mà có người lại nói tới những lợi ích mà ung thư mang lại cho bản thân họ.
Đó là một bà mẹ người Mỹ tên là Karen Newman đã ghi lại trong nhật ký và được xuất bản thành sách mang tên Just Three Words, với nội dung căn bệnh là nguồn động lực giúp cô thành công. Đặc biệt, cô là một chuyên gia dinh dưỡng và vận động viên ba môn phối hợp ở 54 tuổi.
Câu chuyện vượt lên ung thư của Chuyên gia dinh dưỡng đã được xuất bản thành sách và truyền cảm hứng rất lớn trên toàn thế giới |
Karen đồng thời bị mắc cả chứng rối loạn ăn uống và ung thư vú giai đoạn ba. Đối mặt với căn bệnh ung thư, cô không hề oán thán mà vẫn tham gia thi đấu ba môn phối hợp. Đây là một nghị lực không người bình thường nào dễ dàng có được. Đối với cô, ung thư đã gián tiếp cứu mạng cô. Điều này nghe có vẻ rất “điên rồ” nhưng đó lại là sự thật. Bệnh ung thư đã dạy cho cô trưởng thành và nhìn rõ chính bản thân mình hơn.
Vào năm 46 tuổi, Karen được chuẩn đoán bị ung thư vú giai đoạn ba. Bác sĩ cho biết, nếu vẫn không thay đổi thói quen và tình trạng sống thì khả năng sống sót chỉ còn 10% hoặc ít hơn.
Cô là một chuyên gia dinh dưỡng và một vận động viên, điều này khiến cô cảm thấy có chút sững sờ ban đầu. Cô không tin nổi vào sự thật mà bác sĩ vừa công bố. Cô kể rằng: “Tôi từng sống một cuộc sống tự thôi miên mình vì thói quen nôn mửa khiến dịch vị cứ trào lên cổ họng. Tôi vừa phải chịu đựng sự khó chịu vừa không thể ngừng nôn. Tôi bắt đầu mắc chứng rối loạn ăn uống này từ năm thứ hai đại học khi mà các cô gái trẻ luôn bối rối giữa lựa chọn dáng người đẹp và đồ ăn ngon. Bạn bè tôi khuyên rằng tôi có một cách có thể ăn bất cứ món ngon nào cũng sẽ không mập, chính là nôn sau khi ăn”. Đây chính là nguyên nhân gây chứng rối loạn tiêu hóa của cô.
Cô đã sử dụng cách này và bắt đầu ăn uống thả cửa những món ăn nhiều calo như bánh waffle, kem, gà chiên…Mặc dù, sau mỗi khi ăn xong, trong đầu cô luôn có một âm thanh “xấu xa” nói với cô rằng: “Sao lại ăn nhiều như thế? Tệ quá, mập quá.” Tất cả ám ảnh đó buộc cô phải nôn ra tất cả để cơ thể thon thả.
Trong thời gian mang thai, cô ngừng nôn. Lúc này cô ý thức được rằng phải có trách nhiệm với sức khỏe của mình và cũng chính là sức khỏe đối với đứa con thân yêu. Cô không tiếp tục sống tự lừa mình dối người nữa. Nhưng sau khi sinh ba đứa con, áp lực cuộc sống và việc tăng cân sau sinh khiến cô lại bắt đầu nôn và nó đã khiến cô như một người nghiện.
Vì tình yêu với những đứa con, rất nhiều người mẹ đã buộc mình không được đầu hàng bệnh tật |
Công việc ban ngày là chuyên gia dinh dưỡng và vận động viên ba môn phối hợp duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Nhưng khi màn đêm đến, cô lại chạy đến nhà bếp ăn uống thả cửa, sau đó nôn ra. Nó đã thành thói quen của cơ thể.
Khi được bác sỹ chuẩn đoán bị ung thư, cân nặng của cô là 48 kg với chiều cao 1m70. Khác với mọi người, lúc bác sỹ cho biết làm hóa trị có thể sẽ khiến cô buồn nôn, cô lại rất kỳ vọng vào hóa trị bởi vì việc buồn nôn và nôn có thể duy trì vóc dáng.
Nhưng khi bác sỹ yêu cầu chữa trị chứng rối loạn ăn uống. Lúc này, bản năng trong con người cô mới tỉnh ngộ do muốn nhìn thấy các con của mình lớn lên khỏe mạnh, kết hôn và sinh con.
Cô nói tiếp: “Trong thời gian hóa trị, tôi ép mình ăn thức ăn dinh dưỡng, cố nhịn cảm giác buồn nôn, lấy động lực luôn tự nói với mình rằng: Mình phải tiếp tục sống! Mình phải tiếp tục sống!!
Việc phát hiện ra ung thư giống như một liều thuốc mạnh thức tỉnh con người của tôi. Không dừng lại ở việc chỉ chữa bệnh thôi, tôi nói với bản thân rằng phải tiếp tục tham gia thi Iron man thế giới. Khi được chuẩn đoán, tôi đã đăng kí một chỗ trong cuộc thi Iron man thế giới rồi. Tôi muốn chứng minh cho các con rằng mẹ của chúng vẫn rất kiên cường, vẫn có thể tiếp tục thi đấu.
Bác sỹ cho biết bệnh nhân ung thư cần phải đeo khẩu trang nhằm tránh nhiễm virus từ người khác nhưng trong cuộc thi lại không được đeo khẩu trang cách li. Cả tôi và bác sỹ tỏ ra rất lo lắng. Tuy nhiên, nếu tôi có thể duy trì một lượng tế bào bạch huyết nhất định thì có thể tham gia thi đấu.
Từ đó trở đi, thứ tư hàng tuần tôi đều đến bệnh viện để tiếp nhận hóa trị, sau 36 giờ đồng hồ sẽ bắt đầu không ngừng buồn nôn, khoảng thời gian này, tôi không thể luyện tập được. Tôi luôn cầu nguyện những tác dụng phụ này mau dừng lại".
Bằng chính nghị lực của mình, bạn hoàn toàn có thể vượt qua ung thư |
Và kết quả là sau 4 tháng chuẩn đoán mắc bệnh, Karen đã hoàn thành cuộc thi Iron man cùng lúc với quá trình hóa trị. Suy nghĩ của cô đã hoàn toàn thay đổi từ khi đó.
Năm 2013, cô đã khỏi bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ ngực và xạ trị, đồng thời chứng rối loạn ăn uống cũng đã biến mất. Cô đã cảm thấy rất biết ơn trải nghiệm lần này, cô không thể tin mình đã kiên trì và chiến thắng được nó.
Bạn đã bao giờ có đủ kiên trì để vượt qua khó khăn và giành chiến thắng như câu chuyện trên chưa? Không phải lúc nào khó khăn cũng là rào cản bước tiến của bạn. Câu chuyện về lợi ích mà ung thư mang lại ở trên cho thấy rằng, khó khăn hay lợi ích là do suy nghĩ của bạn mà thôi. Hãy biến những bệnh tật, khó khăn thành động lực để bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị và không thể nào quên.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: