12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Điều trị vẩy nến: Yếu tố tâm lý là quan trọng

(SKGĐ) Vẩy nến là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể yên tâm và chung sống hòa bình với bệnh.

Khoảng 1 tháng trở lại đây chị Nguyễn Thị Hoa (Nguyễn Công Trứ, Q.1, Tp.HCM) cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và khó chịu ở phần da đầu sau gáy. Cứ ngồi vào bàn làm việc chưa đầy 10 phút, chị lại không thể chịu được và đưa tay lên gãi. Mỗi lần gãi, những mảng da rụng nhiều. Lúc đầu chị nghĩ do đầu bẩn chưa kịp gội đầu hoặc gội mà gãi không kỹ nên nhiều gàu. Nhưng sau đó, kể cả chị gội kỹ những mảng vảy càng ngày càng rụng nhiều, chị cũng cảm thấy ngứa dữ dội và vùng da ngày càng đỏ ửng lên khiến chị rất mất tự tin. Không thể chịu nổi nữa, chị quyết định tới phòng khám da liễu để khám thì được bác sĩ kết luận bị bệnh vảy nến.

Vẩy nến – bệnh “ung thư không chết”

Trao đổi với phóng viên về căn bệnh này, BSCKI. Hoàng Phương Lan (Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết: “Vẩy nến là một bệnh mãn tính với tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1/3 dân số thế giới, nhưng nó là bệnh lành tính, không lây vì thế mà người ta thường gọi nó là bệnh “ung thư không chết”. Thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khả năng mắc bệnh cao nhất là những người ở độ tuổi từ 20-50 tuổi. Bệnh hay tái phát nếu không được điều trị đúng, và có thể gây biến chứng vẩy nến thể khớp, đỏ da toàn thân”.

Những biểu hiện của bệnh vảy nến có thể quan sát bằng mắt thường với những biểu hiện như: Trên nền những vùng da như da đầu, tay, chân, lưng, những vùng da bị tỳ đè (khuỷu tay, đầu gối… ) xuất hiện những vẩy da màu trắng thành từng lớp từng lớp, dễ bong khiến bệnh nhân rất ngứa ngáy, khó chịu, đi đâu vẩy rơi đấy khiến bệnh nhân rất lo sợ, sợ mọi người xa lánh vì trông rất mất mỹ quan.

Vảy nến ở móng tay và móng chân thì vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Những vùng da bị vảy nến thường hay đối xứng hai bên như hai bên tay, chân và thường ở ở mặt duỗi. Vảy nến ảnh hưởng tương đối lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và tâm lý của bệnh nhân.

Vảy nến có 2 thể bệnh: Thể thông thường và thể nặng (thể đặc biệt). Thể thông thường và thể nặng. Thể thông thường chỉ có vẩy da, đỏ da và ngứa. Thể nặng thì ở các khớp sưng, đau, biến dạng, đỏ da toàn thân.

Bác sĩ Lan cho biết, có 3 nguyên nhân gây bệnh vảy nến:

- Thứ nhất là do rối loạn miễn dịch, là sự kích hoạt tốc độ phát triển tế bào bất thường.

- Thứ hai là do yếu tố di truyền, chiếm khoảng 30%.

- Thứ ba là dưới tác động của các tác nhân như stress, lo lắng, suy nghĩ, do sử dụng các loại thuốc bổ, do chấn thương cơ học vật lý như chà xát, gãi, do môi trường sống và sinh hoạt, rối loạn chuyển hóa.

Bệnh vảy nến phát triển theo điều kiện thời tiết, đặc biệt là vào mùa đông nhưng quan trọng vẫn là những yếu tố tác nhân bên ngoài. Nhiều người bị căn bệnh tiềm tàng trong người rồi, khi gặp phải cú sốc hay stress nào đó bệnh sẽ phát triển lên.

Điều trị cần kết hợp nhiều yếu tố

Theo bác sĩ Phương Lan, mặc dù vảy nến là bệnh mãn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Nhưng nếu được điều trị đúng bằng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt thì sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh, đồng thời khi tái phát bệnh sẽ rất nhẹ mà không bị nặng thêm.

Về phương pháp điều trị bệnh:

- Làm sạch tổn thương, dùng thuốc mỡ salixilic hoặc những thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene bôi tại chỗ để làm dịu da và bong vẩy, bật sừng.

- Thuốc bôi chống viêm, ức chế tăng sinh biệt hóa biểu bì (Daivonex)

- Vật lý trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB

- Ức chế MD: Methroteexat làm chậm chu chuyển tế bào thượng bì

- Sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền: Nước sắc hạt phá cố chỉ, kem lô hội.

Về chế độ dinh dưỡng:

Người bị vảy nến cần rau nhiều loại rau xanh, hoa quả để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.

- Ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin B, C, A, D.

- Ăn các loại rau quả có chứa nhiều beta-caroten: Quả bơ, cà rốt, xoài. Đặc biệt là bông cải xanh: để bổ sung acid folic, đây là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể.

- Nên ăn nhiều các loại cá có nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá basa và nghêu sò để cung cấp thêm kẽm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.

- Hạn chế ăn thịt, trứng, sữa, rượu bia. Việc uống rượu, bia hay ăn nhiều chất đạm cũng làm cho bệnh trở nên nặng thêm.

Chế độ chăm sóc da:

- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

- Phơi nắng nhẹ cũng giúp giảm bớt phần nào, tuy nhiên không nên để da cháy nắng.

- Tránh gãi chỗ ngứa, chà xát gây tổn thương cho da.

Phòng bệnh vảy nến

Bác sĩ Lan cho biết, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải tránh căng thẳng, lo lắng, stress. Vì khi cơ thể đã tiềm tàng bệnh thì sẽ nhanh chóng phát triển mạnh. Đồng thời, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình điều trị của bệnh nhân vảy nến.

“Ngoài chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chế độ chăm sóc da thì yếu tố tâm lý ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển của bệnh, đặc biệt là khi bệnh nhân bị vảy nến ở những vùng da hở. Nó khiến người bệnh ngại giao tiếp, thiếu tự tin. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nặng thêm. Vì vậy những người thân trong gia đình nên động viên người bệnh sống hòa bình với bệnh, không nên lo lắng, căng thẳng quá mức dễ ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của bệnh”.- Bác sĩ Lan chia sẻ.

Phương Lam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dieu-tri-vay-nen-yeu-to-tam-ly-la-quan-trong-11172/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY