Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Các phương pháp điều trị điều trị viêm khớp dạng thấp nhận được sự quan tâm của người bệnh. Cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ qua bài tổng hợp...

khoa học ngày nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cách đẩy lùi triệt để chứng viêm khớp dạng thấp. tuy nhiên, các y bác sĩ đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị để giảm đau, sưng và ngăn không cho bệnh chuyển biến phức tạp.

I. Các biện pháp điều trị chứng viêm khớp dạng thấp

Căn cứ vào những biểu hiện của bệnh, các kết quả thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh. từ đó có phương pháp hỗ trợ điều trị tối ưu, giúp giảm đau nhức và hạn chế tổn thương xương khớp.

1. Dùng Thu*c

Sau khi thăm khám, chẩn đoán các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn Thu*c để giúp bạn làm giảm đau, hạ sốt và làm chậm sự phát triển của bệnh. Có một số loại Thu*c được dùng trong giai đoạn “cửa số” giúp bạn hạn chế tác động và sự tiến triển của bệnh.

Thu*c chống viêm không steroid

Bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn dùng các loại Thu*c chống viêm không steroid phổ biến để giúp giảm đau, giảm viêm. bác sĩ khi tiến hành điều trị có thể chỉ định dùng Thu*c không kê đơn như aspirin, diclofenac, naproxen…

Corticosteroid

Corticosteroid là Thu*c khá mạnh trong điều trị các chứng viêm và đau nhức khớp. chúng được dùng nhiều cho những bệnh nhân đau xương khớp nhằm giúp giảm viêm và ngăn chặn các hoạt động tự miễn. corticosteroid hoạt động bằng cách bắt chước chức năng của cortisol – một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận giúp kháng viêm, chuyển hóa lượng đường trong máu.

Corticosteroid thường được bào chế dưới nhiều dạng như sau:

    Dạng viên – đường uống

Corticosteroid thường chỉ được kê đơn trong thời gian ngắn hạn. Vì nếu dùng liên tục và lâu dài có nguy cơ tăng tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và tiểu đường. Khi dùng đường uống, Corticosteroid thường dùng với liều lượng thấp và uống vào buổi sáng. Thu*c tiêm thường được dùng cho các cơn đau cấp tính và không quá 3 – 4 lần trong một năm.

Thu*c DMARD

Dmard là Thu*c chống thấp khớp hoạt động bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch cấp tế bào để ngăn chặn tổn thương do viêm khớp gây ra. dmard có hiệu quả nhất khi được điều trị ở giai đoạn nguyên phát sau khi bệnh được chẩn đoán.

Có nhiều loại Thu*c dmard được phê duyệt để điều trị chứng viêm khớp dạng thấp bằng đường uống, bao gồm:

    Các loại Thu*c thế hệ cũ như Plaquenil (hydroxychloroquine)

Ngoài ra, có một loại Thu*c DMARD được kê đơn phổ biến là methotrexate với ưu điểm là sử dụng an toàn trong thời gian dài, thậm chí có thể sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, methotrexate có thể gây ngộ độc gan và ức chế tủy xương, khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau dạ dày, buồn nôn, phát ban, tiêu chảy…

Thu*c điều chỉnh phản ứng sinh học

Đây cũng là một loại Thu*c thuộc DMARD nhưng có tác dụng điều chỉnh chức năng sinh học vì chúng có tác dụng làm biến đổi gen với mục đích ngăn chặn hệ miễn dịch bị tấn công.

Thu*c sinh học được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng. các loại Thu*c này được sử dụng bằng cách tiêm bắp cơ hoặc tiêm tĩnh mạch và chỉ dùng khi bệnh nhân không đáp ứng điều kiện chữa trị bằng methotrexate hoặc dmard khác. các loại Thu*c sinh học thường được kê đơn bao gồm:

    Actemra (tocilizumab)

Bởi vì các loại Thu*c sinh học can thiệp vào quá trình chỉnh sửa gen của hệ thống miễn dịch. nên người điều trị có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, đau tại chỗ tiêm, nhiễm trùng đường hô hấp và các triệu chứng cảm cúm…

Thu*c ức chế JAK

Thu*c ức chế JAK là một loại DMARD mới hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình viêm bên trong tế bào khớp. Trong đó Thu*c Jafaki (ruxolitinib) và Xeljanz (tofacitinib) là những chất ức chế thuộc nhóm JAK đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ.

Thu*c ức chế jak được sử dụng ở những người bị viêm khớp dạng thấp từ mức trung bình đến nặng. Thu*c này dành cho những người không đáp ứng với Thu*c dmard methotrexate đơn thuần và đã thất bại trong việc dùng các loại Thu*c điều chỉnh phản ứng sinh học.

Thu*c ức chế JAK thường được sử dụng kết hợp với methotrexate và chia ra uống hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng Thu*c bao gồm đau đầu, mệt mỏi, kích thích dạ dày, tiêu chảy, cholesterol cao, số lượng bạch cầu thấp và tăng nguy cơ nhiễm trùng…

2. Các liệu pháp vật lý

Ngoài việc dùng Thu*c, bác sĩ có thể tư vấn và giới thiệu bạn điều trị với một chuyên gia phục hồi chức năng, giúp khôi phục chức năng khớp và khả năng vận động.

Vật lý trị liệu

Đây là liệu pháp tập trung củng cố sức mạnh, độ linh hoạt và cải thiện khả năng vận động của xương khớp. những người bị viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với các kỹ thuật tương ứng với triệu chứng mà họ đang gặp phải:

    Các bài tập tăng cường sức mạnh và phạm vi chuyển động

Bạn có thể thực hiện các bài tập bên cạnh việc dùng Thu*c để thư giãn xương khớp, giúp kiểm soát cơn đau. những biện pháp này giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, tinh thần để cơ thể tự sản sinh ra các hormone làm dịu cơn đau hiệu quả. bạn có thể áp dụng các bài tập hít thở nhịp nhàng trong thiền, yoga, massage… để làm giảm hiệu quả các chứng đau nhức khi bị viêm khớp dạng thấp.

3. Phương pháp phẫu thuật

Nếu cơn đau do chứng viêm khớp dạng thấp vượt qua mức chịu đựng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị hư hỏng. việc phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Sửa chữa khớp xương

Khi chứng viêm khớp dạng thấp tiến triển ở mức độ nặng, sụn bị tổn thương dẫn đến biến dạng khớp. bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và định hướng bệnh nhân phẫu thuật để giúp khôi phục hình thái của khớp và giảm đau. có một số phương pháp sửa chữa khớp phổ biến như sau:

    Hợp nhất khớp: Được sử dụng để làm giảm đau khớp nhỏ, khó chữa bằng cách liên kết xương với nhau.
  • Nội soi khớp: Một thiết bị chuyên dụng được đưa vào khớp bị viêm để sửa chữa phần sụn và loại bỏ những khớp bị hư hại.
  • Giải phóng dây thần kinh: Là một thủ thuật chỉnh sửa dây chằng để tạo thêm không gian cho dây thần kinh và gân.
  • Loại bỏ lớp lót: Thủ thuật này dùng để loại bỏ phần đệm khớp bị viêm, giúp chỉnh sửa khớp bị hư hại.

Thay khớp

Phẫu thuật thay thế khớp là phương pháp khá phổ biến đối với người bị viêm khớp dạng thấp mức độ nặng. biện pháp này được tiến hành thực hiện khi bác sĩ đánh giá các triệu chứng, lịch sử điều trị và hình ảnh chụp chiếu khớp xương.

Các khớp nhân tạo dùng để thay thế thường có xu hướng tồn tại từ 15 – 20 năm sau trong cơ thể. Thường được áp dụng cho những bệnh nhân xương khớp mức độ nặng từ 50 tuổi trở lên. Phương pháp này ngày càng an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công trên 90%. Biến chứng sau phẫu thuật mà bạn (có thể) gặp phải là tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, đông máu và trật khớp.

II. Các biện pháp khắc phục viêm khớp dạng thấp tại nhà

Việc thay đổi lối sống, thực hiện các hoạt động khoa học cũng là một trong những cách giúp bạn cải thiện tình trạng sưng khớp, giảm thiểu những cơn đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây nên.

1. Nằm nghỉ

Khi gặp các cơn đau do chứng viêm khớp dạng thấp hành hạ, bạn nên nằm lên giường nghỉ ngơi, tránh vận động khiến cơn đau bùng phát dữ dội hơn. việc nằm nghỉ kết hợp với chườm đá lạnh là những giải pháp ngắn hạn, giúp bạn tránh được cơn đau nhức.

Tuy nhiên, bạn tránh nằm nghỉ với thời gian dài, vì điều này gây hại cho sức khỏe xương khớp của bạn. Việc dành nhiều thời gian nằm tại một chỗ khiến cho khớp của bạn có dấu hiệu xơ cứng, giảm khả năng vận động của cơ.

2. Chế độ ăn uống

Thừa cân, béo phì là một trong những kẻ thù lớn của người viêm khớp dạng thấp. khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, các protein gây viêm từ mỡ được giải phóng khiến cơn đau tăng lên gấp bội.

Do đó, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống, nhằm cung cấp các protein lành mạnh, chất béo có ích như omega – 3, carbohydrate trong ngũ cốc, ăn thêm rau xanh… để tăng cường sức đề kháng. Bạn nên tham khảo một số gợi ý về các loại thực phẩm cần tránh sau để tình trạng viêm không trầm trọng hơn:

    Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó, bạn nên ngừng hút Thu*c lá. việc hút Thu*c không chỉ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, nó còn khiến cho tình trạng viêm khớp dạng thấp chuyển biến xấu. chất nicotine có trong Thu*c lá khiến mạch máu co thắt, lưu lượng máu nuôi dưỡng khớp xương bị hạn chế khiến tình trạng đau nhức diễn ra nặng hơn.

Mặc dù việc cai Thu*c lá có thể sẽ rất khó khăn, nhưng lợi ích của nó cho sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng không hề nhỏ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được hỗ trợ cai nghiện bằng các loại Thu*c như Zyban (bupropion) và Chantix (varenicline).

3. Tập thể dục

Viêm khớp dạng thấp gây nên những tổn thương đối với sụn khớp. do đó, việc tập thể dục hàng ngày là một trong những biện pháp giúp bạn vừa giảm cân, vừa hạn chế sự phát triển tiêu cực của khớp bị viêm. tập thể dục còn có thể giúp xương của bạn chắc khỏe và chống lại tình trạng loãng xương hoặc đau nhức khi bị viêm khớp dạng thấp.

Những biến chứng mà căn bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra cho sức khỏe của bạn không hề nhỏ. nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn. nên thăm khám bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. tránh để lâu nguy hiểm sức khỏe và gây tàn tật vĩnh viễn.

*ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dieu-tri-viem-khop-dang-thap-nhu-the-nao)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY