Giai đoạn này, trẻ chủ yếu tập trung phát triển về chiều cao và cân nặng. Những năm đầu đời, trung bình mỗi tháng chiều cao của trẻ tăng lên khoảng 3-4 mm, mỗi năm tăng khoảng 4-5 cm. Ngoài ra, trẻ cũng hoàn thiện phát triển các khả năng chính như vận động, giao tiếp, nói chuyện, khả năng nhận thức…
Mặc dù việc leo cầu thang của trẻ còn chưa khéo léo lắm nhưng trẻ rất thích bò lê bò lết từng bậc cầu thang một, có lúc lại cặm cụi như đang tìm kiếm gì đó vậy. Bố mẹ cần để mắt đến con thường xuyên để tránh xảy ra các T*i n*n không may.
Trẻ đã có thể tự cầm thìa và bát ăn một cách ngon lành mà không ngượng nghịu hay đánh rơi đồ ăn nhiều nữa. Giúp đỡ bố mẹ vẫn là điều khiến trẻ rất hào hứng để thực hiện.
- 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Bạn lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 400-600 sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).
Trong đó lượng thực phẩm trong một ngày cho bé ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ.
Trẻ 28 tháng tuổi rất hay xảy ra hiện tượng nôn, ói thức ăn ra ngoài khi cười to, đùa nghịch, vận động nhiều khi đang ăn hoặc mới ăn xong. Bệnh này có thể là do trẻ ăn nhiều quá hoặc ăn không đúng cách, để nuốt phải quá nhiều hơi, hoặc do một số bệnh thông thường như viêm họng, amidan, phế quản, phổi...Một số trường hợp khác cũng do dấu hiệu của bệnh lý, thậm chí rất nguy hiểm, cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ như dị dạng đường tiêu hoá, các bệnh về não…
Để phòng tránh bệnh này ở trẻ cần cho trẻ ăn hợp lý, điều độ. Tránh bắt ép trẻ ăn quá nhiều, tránh cho trẻ vừa ăn vừa chạy, nô đùa hoặc cười trong lúc ăn, hoặc sau khi vừa ăn xong. Nếu như phát hiện triệu chứng bất thường cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị đúng cách.
Trẻ được 28 tháng tuổi vô cùng hiếu động nên bạn cần nghĩ đến việc chuyển trẻ sang một loại giường mới an toàn hơn. Vì có thể một ngày nào đó, bạn sẽ bất chợt thấy trẻ bị ngã nhào ra khỏi cũi.
Nên đưa ra những quy định chung cho trẻ như không được đập, ném đồ ăn, không tranh giành đồ chơi với bạn, gây lộn, đánh nhau...Tuy nhiên một số trường hợp bạn cũng không nên quá quy tắc như một ngày trẻ phải ăn được bao nhiêu thức ăn, bao nhiêu rau một bữa, bạn không nên ép bé ăn hãy để việc này diễn ra tự nhiên.
Khuyến khích trẻ phát huy những năng khiếu như âm nhạc, hội hoạ… Tuy nhiên bạn đừng cố gắng gán mác tài năng cho bé.
Hãy để trẻ có một tuổi thơ giống với những đứa trẻ khác, được tạo nhiều điều kiện nói chuyện, sách vở, trò chơi sáng tạo thoải mái và thời gian nghỉ ngơi, không áp lực
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ cho bé chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế tháng tuổi thêm ca mắc Thêm ca mắc mới