Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dinh dưỡng đúng cách cho người bị bướu cổ

Người bị bướu cổ cần chú ý chế độ dinh dưỡng đúng cách để tốt cho sức khỏe.

Bướu cổ là gì?

Người bị bướu cổ cần có chế độ dinh dưỡng đúng cách. nguồn ảnh: internet

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.

Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp. trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp.

Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.

Thực phẩm tốt cho người bướu cổ

Giấm táo

Giấm táo có đặc tính axit nhẹ, có lợi trong việc duy trì và cân bằng mức độ PH trong cơ thể. Giấm táo giúp cải thiện sự hấp thụ i-ốt do đó làm giảm các triệu chứng của bệnh bướu cổ.

Cải xoong

Hàm lượng i-ốt, vitamin và khoáng chất cần thiết trong cải xoong có thể làm giảm vết sưng tấy. Bên cạnh đó, cải xoong còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm kích thước của bướu cổ.

Tảo bẹ

Hàm lượng i-ốt cao trong tảo bẹ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Bên cạnh đó, tảo bệ còn làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp, giúp tuyến giáp khỏe mạnh, ngăn ngừa bướu cổ.

Nghệ

Nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, rất tốt cho bệnh bướu cổ. do đó, sử dụng nghệ trong điều trị bướu cổ sẽ giúp giảm viêm và hỗ trợ cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp.

Hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều hoạt chất chống viêm có lợi trong việc điều trị bệnh bướu cổ. Thêm vào đó, hạt lanh còn giúp giảm sưng tấy, và làm giảm các triệu chứng khác của bệnh bướu cổ.

Tỏi

Đối với người bệnh bướu cổ, tỏi có công dụng kích thích sản xuất glutathione, để tuyến giáp hoạt động bình thường. Thêm vào đó, tỏi còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy khi bị bướu cổ. Khi ăn sống tỏi, để tránh mùi vị quá hăng, có thể thêm một thìa cà phê mật ong để làm dịu mùi vị.

Người bị bướu cổ không nên ăn gì?

Các loại rau họ cải

Rau cải là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng khi bạn mắc phải bệnh bướu cổ thì nên hạn chế sử dụng những loại rau củ này. vì trong rau củ có chứa chất lưu huỳnh, loại chất này là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ bằng cách lấy đi lượng iốt cần thiết cho tuyến giáp và ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất iốt.

Người bị bướu cổ nên kiêng hầu hết các loại rau họ cải, đặc biệt là bắp cải. đây là loại rau phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. tuy trong bắp cải có rất nhiều chất xơ tốt cho cơ thể nhưng thành phần oxy hóa trong bắp cải có thể làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phì to ra.

Tuy nhiên, người bị bướu cổ vẫn có thể sử dụng thực phẩm này nhưng phải chế biến và làm sạch kĩ lưỡng, thái nhỏ ra và ngâm nước muối khoảng 10-20 phút trước khi nấu, vì khi đó chất goitrin trong bắp cải sẽ bị phân giải hết, tránh làm bướu cổ bị nặng hơn.

Đậu nành

Người bị bướu cổ đang trong quá trình điều trị nên đặc biệt kiêng ăn đậu nành và các món làm từ đậu nành. vì trong đậu nành có tính kháng giáp, nó sẽ ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ iốt làm bệnh bướu cổ trở nên nặng hơn và khó điều trị.

Thực phẩm có cồn

Các chất kích thích có trong thực phẩm như cafe, bia, rượu, nước có ga,.. sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể, làm giảm hiệu quả của Thu*c chữa bệnh bướu cổ, nên người bệnh cần tránh những sản phẩm này để có kết quả điều trị tốt nhất.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/dinh-duong-dung-cach-cho-nguoi-bi-buou-co-57734.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dinh-duong-dung-cach-cho-nguoi-bi-buou-co/20210905072530315)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY