12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đổ mồ hôi khi trời nóng hay lúc tập thể dục là bình thường, nhưng tiết mồ hôi quá nhiều lại cảnh báo dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng

Việc đổ mồ hôi quá nhiều hoặc chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường hoặc nhiễm trùng.

Thông thường, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn khi trời nóng hoặc lúc đang tập thể dục hay làm các công việc chân tay. Việc đổ mồ hôi trong tình huống như vậy là một phản ứng bình thường giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi vận động nhiều hơn, các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra chất lỏng có muối để tự hạ nhiệt.

Tuy nhiên, nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều mà không có lý do, ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp, không bị sốt hay đang tập thể dục, thì đó còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi.

Đôi khi, việc đổ mồ hôi quá nhiều hoặc chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường hoặc nhiễm trùng.

Những người thừa cân và bị rối loạn lo âu cũng thường đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác. Nhưng đổ mồ hôi do lo lắng khác với chứng tăng tiết mồ hôi.

Tiết mồ hôi quá nhiều lại có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng - (Ảnh: Thehealthsite).

Nguyên nhân của chứng tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi quá nhiều thường là vô hại trong hầu hết các trường hợp, nhưng nếu bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi nói thứ phát, bạn nên đi khám. Chứng tăng tiết mồ hôi được phân thành hai loại cơ bản: Chứng tăng tiết mồ hôi khu trú hay nguyên phát và chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân hay thứ phát.

Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát (đổ mồ hôi cục bộ) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mồ hôi nhiều, nó ảnh hưởng đến khoảng 1% đến 3% dân số. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Đây là một tình trạng y tế khiến mọi người đổ mồ hôi quá nhiều nhưng đó không phải là dấu hiệu của bệnh. Những người mắc phải tình trạng này đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống và công việc.

Như tên gọi cho thấy, chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận cụ thể của cơ thể, chẳng hạn như dưới cánh tay, bẹn, đầu, mặt, bàn tay hoặc bàn chân. Mặc dù nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể xuất phát từ một trục trặc nhỏ trong hệ thống thần kinh. Một số nghiên cứu cho rằng nó có thể di truyền trong gia đình.

Chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân hoặc chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát là dạng tăng tiết mồ hôi ít phổ biến hơn nhưng là một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nếu mắc phải tình trạng này, bạn sẽ bị đổ mồ hôi khắp cơ thể chứ không chỉ trên đầu, mặt, nách, bẹn, bàn tay hoặc bàn chân. Tình trạng này được kích hoạt bởi một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nên nó được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát.

Tiết mồ hôi quá nhiều có thể dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Một số tình trạng sức khỏe và bệnh tật khác nhau có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Những tình trạng này bao gồm: mãn kinh, mang thai, các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường, nghiện rượu, lao, bệnh Parkinson, viêm khớp dạng thấp, đột quỵ, suy tim và thậm chí là ung thư.

Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc như thuốc tâm thần, huyết áp và thuốc kháng sinh cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Các trường hợp sau bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các bác sĩ:

- Đổ mồ hôi quá nhiều kèm theo các triệu chứng khác, như mệt mỏi, mất ngủ, khát nước, đi tiểu nhiều hơn hoặc ho.

- Tình trạng đổ mồ hôi nhiều xuất hiện muộn, ở những người trung niên trở lên cũng cần được chăm sóc y tế.

- Nếu đổ mồ hôi quá nhiều sau khi dùng một loại thuốc mới, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc khác.

Để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát, điều quan trọng là bạn phải xác định rõ và điều trị tình trạng gây ra nó. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức khiến bạn đổ nhiều mồ hôi, nó có thể được giải quyết thông qua điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều do bệnh tiểu đường, bạn cần kiểm soát mức đường huyết và các triệu chứng.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/do-mo-hoi-khi-troi-nong-hay-luc-tap-the-duc-la-binh-thuong-nhung-tiet-mo-hoi-qua-nhieu-lai-canh-bao-dau-hieu-benh-ly-nghiem-trong-30428/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY