Ngày 1/7, phòng thương mại và công nghiệp việt nam (vcci) tổ chức hội thảo online về “giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone” trong bối cảnh bộ tài nguyên và môi trường đang dự thảo nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone cho 5 lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo nghị định tập trung vào làm rõ tính khả thi của các nội dung dự thảo, đặc biệt là lộ trình và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, vận hành thị trường carbon và kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được quy định trong khuôn khổ nghị định thư montreal mà việt nam đã tham gia ký kết ở paris cùng với 195 quốc gia khác.
Theo ông đậu anh tuấn, trưởng ban pháp chế vcci: “đây là chế định mới đối với doanh nghiệp và đã trở nên quan trọng mang tính toàn cầu. tuy nhiên, việt nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển thấp, các doanh nghiệp mới bắt đầu đang phát triển nên cách thực hiện thế nào cần được xem xét cho phù hợp với tình hình thực tế”.
Ông tăng thế cường, cục trưởng cục biến đổi khí hậu bộ tài nguyên môi trường phát biểu: “mỗi năm trên thế giới sản sinh 57 tỷ tấn co2s và các khí gây hiệu ứng nhà kính. thế giới đang kêu gọi phát thải khí nhà kính của mỗi quốc gia bằng 0. các doanh nghiệp cũng được chính phủ kêu gọi sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. trong khí đó, việt nam là nước đang phát triển đi sau, công nghệ lạc hậu và vẫn sử dụng nhiều nguyên liệu gây khí nhà kính”.
“từ nay đến 2025 các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính xem số lượng phát thải hàng năm là bao nhiêu?”, ông tăng thế cường nói: “bộ tnmt sẽ công bố phương pháp kiểm kê và kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính giai đoạn 2026 – 2030 của việt nam là 9%”.
Ông trần quang trung, chủ tịch hiệp hội sữa việt nam cho rằng nghị định quy định chỉ cơ sở nuôi bò từ 500 con trở lên phải khai báo kiểm kê là chưa đầy đủ. ông trung băn khoăn con số 500 dựa trên cơ sở khoa học nào? và đặt câu hỏi về phía các cán bộ soạn thảo nghị định, ông nói: “nếu doanh nghiệp nuôi trâu, dê, gà... thì quy định là bao nhiêu mới phải kê khai?”
Thắc mắc của ông Trung đã được tiến sỹ Lương Quang Huy, đại diện ban soạn thảo Nghị định trả lời: “Thống kê ở Việt Nam, bò và lợn là 2 vật nuôi được các hộ chăn nuôi trong trang trại lớn, chiếm đa số. Những loài khác như trâu, gà, dê thường nuôi ở quy mô nhỏ”. Ts. Huy cũng cho viết sẽ cập nhật thêm các vật nuôi khác trong thời gian tới cho đầy đủ.
Nguyễn văn quyền, chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô việt nam nêu ý kiến việc quy định trách nhiệm của bộ ngành và ubnd về quản lý phát thải khí nhà kính còn trùng nhau nhiều, chưa sát với yêu cầu quản lý. ông quyền đề nghị quy về một đầu mối quản lý là các sở chuyên môn ở từng địa phương, sẽ đạt được sự nhất quán.
Góp ý về điều 9 trong nghị định, ông chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô việt nam cho rằng nếu lấy tiêu chí “tiêu thụ từ 1000 tấn dầu trở lên” phải tiến hành kiểm kê khí nhà kính là chưa hợp lý. bởi ngành vận tải ngày nay rất ít có các mô hình quản lý tập trung. các doanh nghiệp thường thực hiện mô hình khoán, dịch vụ nên nhiều đơn vị không tiến hành thống kê số lượng dầu tiêu thụ hàng năm. do đó rất khó thực hiện theo tiêu chí này.
“Tôi đề nghị sử dụng luôn các trạm kiểm định về an toàn kỹ thuật đã sẵn có để kiểm soát về tiêu chuẩn khí thải. Nên lấy tiêu chí theo số lượng phương tiện, loại xe tiên tiến hay lạc hậu, mức độ phát thải của từng loại xe để phân loại”, ông Nguyễn Văn Quyền đề nghị.
Bà đào thị thu huyền đại diện công ty canon việt nam cho rằng dự thảo nghị định chưa thực sự khoa học. bởi nhẽ, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đang thực hiện rất nhiều báo cáo thống kê về kiểm soát năng lượng của doanh nghiệp hàng năm. ngoài ra còn có những báo cáo mục tiêu 5 năm về giảm thiểu sử dụng năng lượng và đều gửi đến tất cả các cơ quan ban ngành liên quan.
“như vậy chúng ta đã luôn có cơ sở dữ liệu cơ bản (data base) về việc năng lượng của doanh nghiệp đang được sử dụng như thế nào”, bà huyền nhận xét: “nếu chúng ta lại đi làm lại việc thống kê số liệu, rồi tiến tới việc mua bán, thì việc này không đem lại giá trị thực tế”.
Ông phạm văn tấn, phó cục trưởng cục biến đổi khí hậu phát biểu: từ nay đến 2030, các bộ, ngành phải đưa ra các chính sách để quản lý phát thải. các doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm kê khí nhà kính hàng năm theo biểu mẫu của bộ tnmt.
“hiệp định paris mà chúng ta tham gia tuy chưa quy định về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các nước không thực hiện giảm phát thải khí nhà kính nhưng sẽ có các quy định về thuế carbon đối với hàng hóa xuất khẩu vào châu âu. họ sẽ sử dụng các công cụ thị trường để trừng phạt các quốc gia”, ông tấn nói.
Trách nhiệm của các bộ, ngành, doanh nghiệp trong việc thực hiện các nội dung dự thảo nghị định cũng được hội thảo đề cập tới, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp nhằm thực hiện và quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để việt nam có thể hội nhập cùng thế giới trong việc phát triển kinh tế vừa bảo vệ tầng ozone trên trái đất.