Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Đối phó bệnh viêm da cơ địa tái phát khi trời lạnh

Viêm da cơ địa (VDCĐ) là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, bệnh xuất hiện nhiều hơn.

VDCĐ còn gọi là bệnh chàm hoặc eczema. Đây là một bệnh phát ban da không lây nhiễm phổ biến, nó được làm trầm trọng thêm bởi các yếu tố bên trong (cơ địa dị ứng) và bên ngoài do dị ứng. VDCĐ bao gồm loại dị ứng, loại tiết bã nhờn và loại do tiếp xúc. VDCĐ (chàm) có nhiều loại khác nhau tùy theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh có chàm tiết bã, chàm dị ứng hoặc chàm quanh miệng. Ở trẻ em có chàm nhiễm trùng (viêm da nhiễm trùng), viêm da chân, viêm da dị ứng và người trưởng thành có thể bị thần kinh, viêm da dạng đĩa, viêm da khô gây ngứa nhiều (chàm Asteototic). Ngoài ra, còn có một số loại VDCĐ khác như bệnh tổ đỉa, bệnh á sừng hoặc tróc vảy.

Theo các nhà chuyên môn về da liễu, VDCĐ là một loại bệnh lý có tính chất di truyền, tức là mang tính chất gia đình. Một đặc điểm khác của VDCĐ là rất dễ trở thành mạn tính và hay tái phát.

Thời tiết lạnh và hanh khô của mùa đông khiến da dễ bị khô ngứa và bùng phát những đợt nặng. Khi thời tiết trở lạnh, hanh khô làm gia tăng tình trạng mất nước ở da, trong khi cơ thể lại không được bổ sung nước kịp thời vì thói quen ngại uống nước khi trời quá lạnh. Tình trạng mất nước kéo dài gây ra hiện tượng khô da, ngứa da. Nhiều người “chữa” bằng cách tắm thường xuyên bằng xà phòng có tính sát khuẩn cao và nước quá nóng, chính điều này càng làm tăng mức độ mất nước cho da, làm ngứa da hơn trước. Nhưng càng ngứa và gãi nhiều, tổn thương da càng nghiêm trọng, càng khó điều trị hơn trước.

Thời tiết lạnh và hanh khô của mùa đông khiến da dễ bị khô ngứa và bùng phát những đợt viêm da nặng.

Cho dù nguyên nhân của VDCĐ chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng VDCĐ là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường, nhất là cơ địa dị ứng. Đó là hiện tượng xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da. Các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát dị ứng. Hoặc do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón, Thu*c trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi; khói Thu*c lá, khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho VDCĐ bùng phát, nhất là người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, những người bị VDCĐ cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, hen suyễn... Mặt khác, người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh VDCĐ và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh VDCĐ.

Bệnh VDCĐ thường xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng tuổi, đôi khi sớm hơn và kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo của từng trẻ. Nếu không được điều trị, càng lớn bệnh càng dễ tái phát.

Biểu hiện lâm sàng của VDCĐ rất đa dạng, ban đầu có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố hoặc cấp tính với triệu chứng rất nặng như: đỏ da toàn thân. Đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước, có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Người bệnh thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ. Ở trẻ sơ sinh bị bệnh da (chàm sơ sinh) thường xuất hiện ở mặt (hai gò má, cằm) tạo thành hình cánh bướm. Ở trẻ lớn hoặc người trưởng thành, bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi hoặc bàn tay (người lớn). Do ngứa nên người bệnh gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn gây mưng mủ, khi lành bệnh có thể để lại sẹo. Nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng, da ngứa khiến trẻ gãi nhiều và làm hàng rào bảo vệ suy yếu. Mặt khác, từ chỗ da bị xây xước, chảy máu, các chất kích thích và dị ứng nguyên từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập sâu vào da và lại càng khiến da ngứa hơn.

Khi bị VDCĐ, nhất là mùa lạnh, bệnh dễ xuất hiện và tái phát, cần đi khám, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu nhằm xác định căn nguyên, điều trị sớm, đúng, tránh để xảy ra biến chứng. Ngoài điều trị chống viêm, chống ngứa có thể được dùng Thu*c diệt vi khuẩn, vi nấm tại chỗ (nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm).

Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh làn da sạch sẽ, không nên dùng các loại nước hoa, mỹ phẩm (không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc). Cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, khói bụi, khói Thu*c, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, vì vậy, nên tắm rửa bằng nước nóng, mặc ấm, ngủ ấm.

Khi trời trở lạnh, ẩm, khô hanh, cần giữ ẩm da và nên dưỡng ẩm da thường xuyên (nếu có điều kiện) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô rát da và giảm sử dụng Thu*c. Những bệnh nhân VDCĐ nên tắm trong phòng ấm, đặc biệt là với nước muối để giữ ẩm cho da và không nên sử dụng áo len, thay vào đó là sử dụng những trang phục làm từ lụa. Không nên ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm lạ và nên sử dụng vitamin D theo đơn Thu*c của bác sĩ bởi vì vitamin D là giải pháp tuyệt vời cho bệnh VDCĐ, thêm vào đó là dùng axit béo omega-3 nhưng không dùng omega-6 sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh.

BS. Nguyễn Văn Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-benh-viem-da-co-dia-tai-phat-khi-troi-lanh-n165151.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm da cơ địa hay chàm thể tạng là tình trạng viêm da dị ứng mạn tính. Trong 3 thập kỷ gần đây, bệnh đã tăng khoảng 2-3 lần ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam…
  • Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Một số thực phẩm chứa histamine, bia, rượu sâm banh, hải sản, sữa, trứng có thể gây ngứa phát ban ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Vợ cháu bị viêm da cơ địa ở tay khá lâu rồi, mỗi khi thay đổi thời tiết tay mẩn ngứa rất khó chịu. Vân tay cũng gần như bị mất.
  • Tôi đang bị ngứa ở mông và cả đùi, hai cánh tay và phần bàn chân bị nổi sần màu đỏ rồi chuyển màu tím, gây ngứa khó chịu.
  • Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính, tái phát do nhiều cơ chế sinh bệnh kết hợp bao gồm sự tương tác giữa các tình trạng đáp ứng miễn dịch trên nền tảng cơ địa
  • Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng, nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu là con gái đang ở tuổi 16. Cháu rất buồn vì bệnh viêm da cơ địa khiến lòng và mu bàn chân cháu khi thì mọc mụn nước, khi thì bị bong tróc da.
  • Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY