Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhận biết viêm da cơ địa

Con tôi 2 tuổi, cháu hay bị sẩn ngứa ở da, nhất là vùng da quanh miệng, nghe nói là bị viêm da cơ địa.

lelien@yahoo.com

Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng, chàm cơ địa, là một bệnh da thường gặp. bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hay gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. viêm da cơ địa không phải là một bệnh nghiêm trọng nhưng tiến triển dai dẳng hay tái phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: di truyền, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn... tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, rỉ nước và đóng vảy. ngứa và gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. có thể thấy xanh tím quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới, da khô và ngứa. điều trị bệnh viêm da cơ địa là tránh các kích thích da, sử dụng đúng các chất glucocorticoid tại chỗ, điều trị nhanh nhiễm khuẩn thứ phát. chữa ngứa là rất quan trọng, nhưng chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin có tác dụng làm dịu da. cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. bởi sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn, khi ngưng Thu*c, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn. bạn nên đưa bé đi khám và điều trị tại khoa da liễu.

BS. Nguyễn Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-viem-da-co-dia-n181257.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè là mùa để mọi người mọi nhà đi du lịch, về với biển xanh. Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn khi chơi ở biển...
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY