Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phòng viêm da cơ địa mùa lạnh

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.
viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, bệnh xuất hiện nhiều hơn.

Đặc điểm của viêm da cơ địa

viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm hoặc Eczema. Đây là một bệnh phát ban da không lây nhiễm phổ biến, nó được làm trầm trọng thêm bởi các yếu tố bên trong (cơ địa dị ứng) và bên ngoài do dị ứng. viêm da cơ địa bao gồm loại dị ứng, loại tiết bã nhờn và loại do tiếp xúc. viêm da cơ địa (chàm) có nhiều loại khác nhau tùy theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh có chàm tiết bã, chàm dị ứng hoặc chàm quanh miêng. Ở trẻ em có chàm nhiễm trùng (viêm da nhiễm trùng), viêm da chân, viêm da dị ứng và người trưởng thành có thể bị bệnh viêm da thần kinh, viêm da dạng đĩa, viêm da khô gây ngứa nhiều (chàm Asteototic). Ngoài ra, còn có một số loại viêm da cơ địa khác như bệnh tổ đĩa, bệnh á sừng hoặc bệnh viêm da tróc vảy.

Theo các nhà chuyên môn về da liễu, viêm da cơ địa là một loại bệnh lý có tính chất di truyền, tức là mang tính chất gia đình, do đó có gần 80% số trẻ em bị viêm da dị ứng có yếu tố gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột bị bệnh viêm da dị ứng như eczema, tổ đĩa, viêm da tróc vảy, bệnh á sừng…). Một đặc điểm khác của viêm da cơ địa là rất dễ trở thành mạn tính và hay tái phát.

Cho dù nguyên nhân của viêm da cơ địa chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường, nhất là cơ địa dị ứng. Đó là hiện tượng xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da. Các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát viêm da dị ứng. Hoặc do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón, Thu*c trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi; khói Thu*c lá, khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho viêm da cơ địa bùng phát, nhất là người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, hen suyễn… Mặt khác, người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện

Bệnh viêm da cơ địạ thường xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng tuổi, đôi khi sớm hơn và kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo cơ địa của từng trẻ em. Nếu không được điều trị, càng lớn bệnh càng dễ tái phát.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, ban đầu có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố hoặc cấp tính với triệu chứng rất nặng như: đỏ da toàn thân. Đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước, có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Người bệnh thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ. Ở trẻ sơ sinh bị bệnh da cơ địa (chàm sơ sinh) thường xuất hiện ở mặt (hai gò má, cằm) tạo thành hình cánh bướm. Ở trẻ lớn hoặcngười trưởng thành, bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi hoặc bàn tay (người lớn). Do ngứa nên người bệnh gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn gây mưng mủ, khi lành bệnh có thể để lại sẹo. Nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng, da ngứa khiến trẻ gãi nhiều và làm hàng rào bảo vệ suy yếu. Mặt khác, từ chỗ da bị xây xước, chảy máu các chất kích thích và dị ứng nguyên từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập sâu vào da và lại càng khiến da ngứa hơn.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị viêm da cơ địa, nhất là mùa lạnh bệnh dễ xuất hiện và tái phát cần đi khám, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu nhằm xác định căn nguyên, điều trị sớm, đúng, tránh để xảy ra biến chứng. Ngoài điều trị chống viêm, chống ngứa có thể được dùng Thu*c diệt vi khuẩn, vi nấm tại chỗ (nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm).

Nguyên tắc phòng bệnhCần vệ sinh làn da sạch sẽ, không nên dùng các loại nước hoa, mỹ phẩm (không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc). Cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, khói bụi, khói Thu*c, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, vì vậy, nên tắm rửa bằng nước nóng, mặc ấm, ngủ ấm.Khi trời trở lạnh, ẩm, khô hanh cần giữ ẩm da và nên dưỡng ẩm da thường xuyên (nếu có điều kiện) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô rát da và giảm sử dụng Thu*c. Những bệnh nhân viêm da cơ địa nên tắm trong phòng ấm, đặc biệt là với nước muối để giữ ẩm cho da và không nên sử dụng áo len, thay vào đó là sử dụng những trang phục làm từ lụa. Không nên ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm lạ và nên sử dụng vitamin D theo đơn Thu*c của bác sĩ, bởi vì vitamin D là giải pháp tuyệt vời cho bệnh viêm da cơ địa, thêm vào đó là dùng axít béo omega -3 nhưng không dung omega 6 sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh.TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-viem-da-co-dia-mua-lanh-n126151.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Da là một cơ quan đặc biệt của con người. Nó bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể. Ở người cao tuổi (NCT), ngoài việc sức đề kháng bị suy giảm thì sợi tạo keo và sợi liên kết của da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi cũng bị suy giảm đáng kể, do đó, da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, càng dễ mắc bệnh.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY