12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đối phó với chứng ợ nóng

Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn hoặc vào lúc nửa đêm làm người bệnh cảm thấy đau tức trong ngực, khó chịu, buồn nôn…

Ai cũng có thể gặp phải chứng ợ nóng nhưng hay gặp nhất là những người thừa cân, ăn quá nhiều, vừa đi vừa ăn, mặc quần áo chật hoặc hút thuốc lá. Ợ nóng không đe dọa đến sức khỏe nhưng sẽ khá phức tạp nếu mức độ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và dai dẳng. Nếu xảy ra hơn 2 lần một tuần, nên kiểm tra sức khỏe vì có thể bạn mắc phải GERD (bệnh trào ngược khí thực quản), kéo dài có thể gây ra viêm loét thực quản.

Dấu hiệu phân biệt chứng ợ nóng

Dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất của chứng ợ nóng là cảm giác đau tức và như bị thiêu đốt ở lồng ngực. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn và có thể kéo dài vài giờ. Cảm giác khó chịu càng tồi tệ hơn khi cúi gập người hay nằm xuống…

Một số trường hợp cảm thấy khó chịu ngay khi vừa ăn xong, nuốt thấy đau, rối loạn tiêu hóa (bị tiêu chảy hoặc táo bón) nhưng không phải tất cả mọi người đều gặp những biểu hiện giống nhau. Có người gặp những triệu chứng khác khó chẩn đoán hơn như; buồn nôn, nôn ra máu, khó chịu khi nuốt…

Ợ nóng do đâu?

Một số nguyên do chính thường gặp:

Viêm thực quản: Thực phẩm, axit và dịch vị chảy ngược trở lại vào thực quản - ống nối từ cổ họng đến dạ dày. Theo thời gian, điều này gây ra hiện tượng kích ứng và sưng tấy, gọi là viêm thực quản dẫn tơi việc người bệnh thường xuyên bị nôn, ợ nóng thức ăn sau khi ăn.

Người bệnh không nên dùng thuốc trong một thời gian dài sẽ gây ra những bệnh khác ngoài mong muốn.

Hẹp thực quản: Nếu viêm thực quản kéo dài quá lâu, mô sẹo có thể gây hẹp thực quản, làm cho bạn đau đớn hay khó khăn khi nuốt thức ăn từ đó gây bệnh.

Hẹp thực quản được điều trị bằng cách nong hoặc kéo dài thực quản. Có thể cần phải tiến hành nhiều lần, nhưng những loại thuốc ngăn chặn acid như thuốc ức chế proton pump (PPI) có thể ngăn bệnh tái phát lại.

Vấn đề về hô hấp: Những người đường hô hấp có vấn đề như khó thở, yếu tim, cũng thường bị chứng ợ nóng.

Giải pháp an toàn cho chứng ợ nóng

- Để ngăn ngừa bệnh ợ nóng người bệnh không nên uống rượu, đồ uống có cồn, có gas, cà phê, hút thuốc…

- Không ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị nặng mùi như hành tỏi, thức ăn chua, cay…

- Không nên ăn quá no, ăn nhiều một bữa sẽ dễ bị chứng ợ nóng.

- Không nên ăn xong là đi nằm ngay hoặc hoạt động quá nhiều. Đặc biệt, là những hoạt động có tư thế cúi gập người sẽ là nguyên nhân gây bệnh.

- Nên uống một cốc nước lọc sau khi ăn để thức ăn được đẩy sâu xuống dạ dày, tiêu hóa tốt hơn, tránh được nguy cơ ợ nóng.

- Nên ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng thức ăn vừa đủ như thế sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ của bệnh.

- Trước khi đi ngủ không nên ăn, uống bất kỳ thứ gì ngoại trừ nước lọc. Chỉ đi ngủ khi đã ăn xong được 3 giờ đồng hồ.

Dung thuốc điều trị chứng ợ nóng

Trong một vài trường hợp bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuộc chống ợ nóng như: esomeprazole, dexlansoprazole, pantoprazole và rabeprazole thường được dùng để điều trị loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và viêm thực quản.

T3H

Bài viết có sự tư vấn của BS. Vũ Đức Chung

Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/doi-pho-voi-chung-o-nong-17622/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY