Một số người cho rằng đã mắc sốt xuất huyết thì sẽ không mắc lại là không đúng. Bệnh do vi-rút Dengue gây ra có 4 tuýp: D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.
Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4 bởi những tuýp khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.
Vì vậy, việc tái mắc vẫn xảy ra và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Khi bị nhiễm một trong 4 tuýp của vi-rút sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại tuýp đó. Nếu người mắc sốt xuất huyết lần hai, thủ phạm gây bệnh thường sẽ là tuýp khác.
Khi đó, hai kháng thể của hai tuýp khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch.
Người tái mắc sốt xuất huyết thường có dấu hiệu sốc mất khối lượng tuần hoàn. Vì vậy cho nên khi bị mắc lại không được chủ quan cho rằng bệnh sẽ nhẹ hơn hoặc cho rằng lần trước đã bị rồi không sao cả thì lần này cũng vậy.
Trong thực tế bệnh sẽ diễn biến nặng hơn lần trước. Do đó cần đưa bệnh nhân điều trị tại bệnh viện ngay từ những ngày đầu của bệnh mặc dù các triệu chứng không hoặc chưa nặng nề.
Nguy cơ lây nhiễm chéo sốt xuất huyết và cúm A/H1N1 có thể xảy ra tại gia đình, cộng đồng và ngay trong bệnh viện. Do cơ thể cùng lúc phải chống lại hai bệnh nhiễm trùng cấp tính nên các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề hơn, bệnh nọ làm nặng bệnh kia.
Để điều trị phải sử dụng 2 phác đồ điều trị cho cúm A/H1N1 và phác đồ điều trị sốt xuất huyết vì thế sẽ khó khăn hơn. Việc kết hợp 2 phác đồ này là dùng kháng sinh chống bội nhiễm, truyền các chất điện giải và sử dụng tamiflu.
Bệnh sốt xuất huyết chưa có Thu*c đặc hiệu để điều trị, đó là một khó khăn lớn, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai, có nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho cả mẹ và con.
Trong 3 tháng đầu người mẹ mang thai bị sốt xuất huyết thì thai nhi nhiều khả năng bị dị tật bẩm sinh. Trong những tháng cuối có thể gây suy thai, đẻ non, hoặc thai ch*t lưu.
Với sản phụ thì rất có thể bị chảy máu khó cầm, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ, do đó rất dễ gây Tu vong cho mẹ. Ngoài ra, còn có thể gây ra hiện tượng rau bong non, phù phổi cấp cũng nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con.
Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trầm trọng trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.
Đối với sản phụ đang bị sốt xuất huyết ở thời kỳ nguy hiểm (giai đoạn 5-7 ngày) chuyển dạ con có nguy cơ Tu vong rất cao do xuất huyết.
Bệnh nhân viêm gan mãn thường có rối loạn chức năng đông máu cầm máu, nên khi bị sốt xuất huyết các biểu hiện xuất huyết thường nặng nề hơn rất nhiều. Bệnh nhân thường bị xuất huyết đa phủ tạng, trên da thường là các mảng bầm tím lớn, nguy cơ Tu vong rất cao do sốc giảm khối lượng tuần hoàn và tình trạng mất máu nặng.
Bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ có thể quản lý theo dõi và điều trị tại nhà theo phác đồ. Nhưng ở những trường hợp cảnh báo trên, mặc dù bị nhẹ vẫn nên nhập viện điều trị để kịp thời xử lý khi có những diễn biến nặng nề sảy ra vì bệnh sốt xuất huyết rất khó tiên lượng và dự liệu những khả năng diễn biến của bệnh.
Chủ đề liên quan:
bị sốt bị sốt xuất huyết đối tượng mangyte.vn nguy hiểm phụ nữ mang thai sốt xuất huyết viêm gan mãn xuất huyết