12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng: Tại sao củ cải tính lạnh vẫn được khuyên dùng vào mùa đông?

Danh y xưa có câu: “Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn”, nhưng củ cải có tính lạnh lại được khuyên sử dụng trong mùa đông lạnh giá khiến không ít người hoang mang, cảm thấy khó hiểu.

Theo y học Trung Quốc, vào mùa hè, bên ngoài có cảm giác nóng bức, khó chịu nhưng thực chất bụng lại lạnh. Vì vậy, ăn gừng vào mùa hè để làm ấm dạ dày và bảo vệ lá lách. Ngược lại vào mùa đông, bên trong sẽ nóng, ngoài có cảm giác lạnh, rét buốt, ăn củ cải vào thời điểm này là để giải nhiệt trong cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng trong củ cải

Củ cải được mệnh danh là "nhân sâm trắng" của Trung Quốc. Những nghiên cứu cho thấy, củ cải rất giàu dinh dưỡng. Cụ thể cứ 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho, 1.1 mg sắt, 0.06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP,...

Bên cạnh đó, củ cải còn rất giàu carbohydrate và vitamin tổng hợp. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao gấp 8-10 lần so với lê.

Củ cải chứa nhiều nguyên tố vi lượng có thể khiến cơ thể sản xuất chất interferon - một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Củ cải có chứa vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp melanin, ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo và sự tích tụ chất béo.

Hàm lượng protein thực vật, vitamin C và axit folic trong củ cải rất dồi dào và những chất này có khả năng làm sạch máu, làm sáng da. Đồng thời, chúng còn có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể và duy trì tính đàn hồi của mạch máu.

Giá trị dược liệu của của cải

1. Tốt cho hệ hô hấp

Theo lương y Vũ Quốc Trung làm việc tại Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, được coi là khắc tinh của những bệnh đường hô hấp. Củ cải có thể giúp chữa ho, long đờm, bảo vệ thanh quản.

Để chữa ho, bạn chỉ cần thái củ cải thành từng lát mỏng rồi đem ngâm mật ong để qua đêm, sau đó nhai và nuốt từ từ sẽ có công dụng rất tốt. Còn chữa khản tiếng, mất tiếng, hãy dùng nước ép củ cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Áp dụng ngày nhiều lần để nhanh phát huy tác dụng.

Ngoài ra, củ cải có đặc tính chống sung huyết, có khả năng ngăn ngừa kích thích niêm mạc mũi, cổ họng, khí quản và phổi. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong củ cải còn có tác dụng bảo vệ và phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Ăn củ cải mỗi ngày có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Cac vitamin và khoáng chất như kali, magie trong củ cải có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể.

Ăn củ cải thường xuyên có thể làm giảm lipid máu, tăng tính đàn hồi của mạch máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch, bệnh sỏi mật và các bệnh khác. Tuy nhiên, những người có lá lách yếu không nên ăn quá nhiều củ cải.

Để tìm hiểu thêm một số bài thuốc chữa bệnh bằng củ cải, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dong-an-cu-cai-ha-an-gung-tai-sao-cu-cai-tinh-lanh-van-duoc-khuyen-dung-vao-mua-dong-28438/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY