Khoa học hôm nay

Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng 16 dự án ứng phó với biến đổi khí hậu

(HNM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức họp Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững Ðồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO), với sự tham gia của các đại diện bộ, ngành trung ương, các đối tác quốc tế và chính quyền 13 tỉnh, thành phố trong vùng.

(HNM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức họp Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững Ðồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO), với sự tham gia của các đại diện bộ, ngành trung ương, các đối tác quốc tế và chính quyền 13 tỉnh, thành phố trong vùng.

Theo đó, từ tháng 3-2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng 6 đối tác phát triển phương án nguồn vốn nước ngoài cho các dự án tổ chức hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, thành phố và Bộ NN&PTNT để trao đổi về quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương trong vùng đã xây dựng 16 đề xuất dự án. Tổng mức đầu tư khoảng 94.328 tỷ đồng.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện nội dung trên cơ sở ý kiến của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Dự kiến đến tháng 6-2023 trình Chính phủ phê duyệt đề xuất, tháng 12-2023 phê duyệt chủ trương đầu tư, góp phần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hiện thực hóa quy hoạch vùng, tạo động lực phát triển cho các địa phương, tăng tính liên kết vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thống nhất tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện hiệu quả các công việc triển khai trong thời gian sắp tới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1060122/dong-bang-song-cuu-long-xay-dung-16-du-an-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau)

Tin cùng nội dung

  • Quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái và áp lực dân số đã góp phần làm cho các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật
  • Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trước thực trạng này Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động.
  • Mới đây, đến huyện Bình Tân, Vĩnh Long, “vương quốc khoai lang tím”, biết được những câu chuyện hay về người dân trồng và cây Thuốc Nam để chữa bệnh và được “chiêm ngưỡng” kho Thuốc Tân Lược, nơi dự trữ hàng trăm tấn Thuốc Nam mỗi năm, cho nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
  • Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, chi phí cho một bệnh nhân sốt xuất huyết dengue dao động từ 40,7 USD đến 122,5 USD, tương đương từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh.
  • Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
  • Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại Thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những Thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY