Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Động tác giúp giảm đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hiện nhiều ở những người trong độ tuổi từ 30 - 45. Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng là việc ít đổi tư thế, ngồi nhiều, ít vận động.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Vậy nên khi mắc phải chứng đau này đã khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, làm giảm đi chất lượng sống.

Việc điều trị đau thần kinh tọa ngoài Thu*c thang, nghỉ ngơi thì việc luyện tập cũng góp phầnkhông nhỏ trong việc phục hồi của bệnh nhân.

Sau đây là những bài tập khá đơn giãn mà bạn có thểtập chúng vào những khoảng thời gian thích hợp hoặc giờ nghĩ giải lao ngay tại nơi làm việc. Bạn cóthể hướng dẫn các đồng nghiệp của mình cùng tập để phòng tránh được căn bệnh đau dây thần kinh tọanày.

Động tác ưỡnmông

Tư thế (hình trên): Nằm ngửa, mặt hướnglên trần nhà, hai tay xuôi thẳng, lấy điểm tựa là lưng trên và hai gót chân,để bạn có thể nhấc mônglên cao khỏi mặt sàn nhà hoặc giường.
Song song với động tác này là bạn nênhít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm) đồng thời đưa mông qualại 4 lần, thở ra triệt để có ép bụng, hạ xuống, nghỉ, làm từ 1 đến 3 lần.

Tác dụng: Tập cột sống và vùng lưng trên.Máu huyết lưu thông mạnh vùng thắt lưng.

Chỉ định: Phòng và chữa những chứng đau thắt lưng, đau thần kinhtọa.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống, gãy xương sườn.

Động tác bắc cầu

Tư thế: Gần như động tác trên bạn vẫnnằm ngửa nhưng lần này chúng ta sẽ lấy điểm tựa là xương chẩm, hai khuỷu tay và hai gótchân.

Sau đó bạn nhấc cả hai thân hình congvòng, vai thân đùi gối hổng giường, đồng thời hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hítthêm) giao động qua lại tùy sức, từ 2 đến 6 cái, thở ra triệt để. Làm từ 1 - 3 lần.

Tác dụng:Tập toàn bộ cột sống và cơ sau thân. Khí huyết lưu thôngmạnh các kinh thái dương và mạch đốc.

Chỉ định: Phòng và chữa những chứng đau lưng, gù lưng.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống, chấn thương vùng đầu.

Động tác bắc cầu

Động tác tam giác

Tư thế: Nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dướimông, hai chân chống lên, co gối, gót chân gần đụng mông.

Hít vào tối đa, giữ hơi, giao động ngả hai chân qua bên trái rồiqua bên phải, đầu gối đụng giường, đầu cổ quay về bên đối diện với đầu gối, đồng thời cố gắng hítthêm để mở thanh quản, làm từ 2 - 6 cái, rồi thở ra bằng cách co đùi vào bụng đuổi hơi ra triệt để,hạ chân xuống, nghỉ, làm 1- 3 lần.

Tác dụng: Vận động, tập khớp cơ vùng thắt lưng. Khí huyết lưu thôngmạnh ở vùng bụng dưới, các huyệt quan trọng ở bụng.

Chỉ định: Phòng chống và điều trị những chứng đau thắt lưng, đauthần kinh tọa.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống.

Động tác tam giác

Động tác vặn cột sống

Tư thế: Nằm nghiêng bên trái, co đùi chân phải, bàn chân phải đểtrước đầu gối chân trái, tay trái đè đầu gối chân phải chạm giường, gập gối chân trái ra phía sau,bàn tay phải nắm bàn chân trái đè xuống chạm giường càng tốt; đầu, vai ngả ra sau.

Hít vào tối đa. Trong thời giữ hơi giao động đầu qua lại từ 2 -6cái, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, thở ra triệt để có ép bụng. Làm 1-3 hơi thở rồi đổibên.

Tác dụng: Xoa bóp nội tạng khí huyết lưu thông mạnhvùng thắt lưng, cổ.

Chỉ định: Đau lưng, đau thần kinh tọa.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống.
Động tác vặn cột sống
Động tác chiếc tàu

Tư thế: Nằm sấp, haitay xuôi, bàn tay nắm lại. Cất đầu và chân lên (chân thẳng) hai tay kéo ra phía sau tối đa đồngthời hít vào tối đa.

Giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hítthêm) giao động nghiêng thân mình qua trái, qua phải, vai chạm giường 2-6 cái. Thở ra triệt để, cóép bụng. Làm 1-3 lần.

Tác dụng: Khí huyết lưu thông lên xuống dài theo cột sống tác độngđến thần kinh giao cảm, cơ sau thân rất mạnh, làm ra mồ hôi.

Chỉ định: Phòng và chữa đau lưng, gù lưng, hen suyễn.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống.

Động tác chiếc tàu

Động tác rắn hổ mang

Tư thế: Nằm sấp, hai tay chống ngang thắt lưng(hoặc ngang ngực), ngón tay hướng ra ngoài. Chống tay thẳng lên, ưỡn lưng, ưỡn đầu ra sau. Hít vàotối đa. Giữ hơi, mở thanh quản (bằng cách hít thêm) giao động đầu theo chiều trước sau 2-6cái.

Thở ra triệt để, quay cổ qua bên trái, nhìn gót chân bên kia. Lầnhai: Hít vô tối đa. Giữ hơi, giao động vai qua lại 2-4 cái; Quay sang bên kia, thở ra triệt để. Làm1-3 lần. Có thể giao động cách 2: quay cổ nhìn gót chân bên trái, rồi bên phải, mỗi bên 2lần.

Tác dụng: Vận động các cơ ở lưng, cổ. Làm lưu thông khí huyết vùnglưng cổ.

Chỉ định: Phòng và chữa đau lưng, đau thần kinh tọa.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống, gãy xương sườn.

Động tác rắn hổ mang

BS Hồ NgọcLiễng - BV Y Học Cổ Truyền, TPHCM
Một thế giới

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dong-tac-giup-giam-dau-than-kinh-toa-n180931.html)

Tin cùng nội dung

  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY