Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Đột phá công nghệ chuyển đổi các nhóm máu sang nhóm máu O

Đại học British Columbia đã tìm ra cách để chuyển đổi nhóm máu A, B, và AB thành nhóm máu hiếm O để có thể truyền cho hầu hết bệnh nhân...

Dù rất nhiều nỗ lực để có thể tạo ra được các chế phẩm máu an toàn và chất lượng cho người bệnh nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn khẳng định, máu tốt nhất cho người bệnh vẫn là từ những người hiến máu tình nguyện, thường xuyên cho người bệnh.

Theo Tổ chức Chữ Thập Đỏ (Red Cross), tại Mỹ cứ 2 giây lại có 1 người cần truyền máu. Vì thế mà các tổ chức về sức khỏe nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiến máu. Trong một bước đột phá kinh ngạc, các nhà khoa học tại Đại học British Columbia đã tìm ra phương pháp các nhóm máu để hầu như bệnh nhân nào cũng có thể truyền máu được.

Các nhóm máu được chia ra theo loại đường tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Riêng nhóm máu O không chứa đường. Các nhà khoa học nhận ra rằng một vài loại enzyme có thể loại bỏ đường từ các tế bào máu A, B và AB, từ đó chúng thành nhóm máu O. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra loại enzyme an toàn, hiệu quả và mang tính kinh tế, cho tới khi họ xem xét vi khuẩn đường ruột.

Ống tiêu hóa của con người có chứa cùng loại đường tìm thấy trên tất cả các tế bào máu, và các enzyme đường ruột tìm thấy trong phân đã loại bỏ đường trong quá trình tiêu hóa. Các nhà khoa học đã có thể tách enzyme và sử dụng nó để tách đường trong máu theo cách hiệu quả hơn bất kỳ loại enzyme nào khác.

Các nhà khoa học đã đưa ra phương pháp thú vị này vào tháng 8 năm ngoái, nhưng họ chỉ vừa mới công bố kết quả nghiên cứu trên tập san Nature Microbiology (Vi trùng học Tự nhiên).

Bước tiếp theo là cần phải thử nghiệm việc chuyển đổi enzyme trong lâm sàng để kiểm tra xem có bất kể tác dụng phụ nào trong quá trình này không. Nếu không có tác dụng phụ, việc truyền máu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, nhiều bệnh nhân sẽ được cứu mạng từ phát minh này.

Thí nghiệm chuyển đổi từ nhóm máu A sang nhóm máu O

Như chúng ta đã biết, ở người được chia ra thành 4 nhóm máu cơ bản nhất : A, B, AB và O (ngoài hệ thống ABO người ta còn phân chia theo hệ thống Rh gồm Rh và cả nhóm máu hiếm Rh-). Nhóm máu O phổ cập trong truyền máu bởi tương thích với tất cả các nhóm máu A , B , AB và O (tức là các nhóm máu A, B, AB, O có Rh ). Phần đông dân số sở hữu Rh , vì vậy thêm nhóm máu O giúp cho truyền máu an toàn hơn.

Các nhà nghiên cứu giờ đây đã có thể chuyển đổi nhóm máu A sang nhóm máu O nhờ vi khuẩn đường ruột. Phát minh này có thể giúp cứu mạng hàng triệu bệnh nhân cần truyền máu.

Mặc dầu cần thêm nghiên cứu nữa để ứng dụng đại trà trên bệnh nhân, cộng đồng y khoa đã tỏ ra rất vui mừng trước nghiên cứu này. Nhà khoa học Peter Rahfeld cùng các đồng nghiêp của ông tìm ra cách để phá vỡ những kháng nguyên gây ra việc không tương thích khi truyền máu sử dụng enzyme vi khuẩn từ ruột người.

Để hiểu cặn kẽ hơn, các nhóm máu được quyết định bởi sự hiện hữu của hai kháng nguyên (A và B) trên bề mặt hồng cầu. Nếu bạn mang nhóm máu A, bạn có kháng nguyên A trên tế bào hồng cầu và do đó chỉ có thể nhận máu có kháng nguyên A (nhóm máu A) hoặc kháng nguyên trung tính (nhóm máu O). Do sự hạn chế này nên nó làm giảm đi 50% khả năng truyền máu. Nếu bạn sở hữu nhóm máu O, bạn có thể truyền máu cho bất kỳ nhóm máu nào với Rh . Tuy nhiên người có nhóm máu O chỉ có thể nhận nhóm máu O mà thôi, bởi tất cả các nhóm máu khác đều chứa kháng nguyên mà cơ thể nhóm máu O sẽ đào thải.

Trong thí nghiệm, kháng nguyên thuộc nhóm máu A được chuyển đổi thành kháng nguyên H, một kháng nguyên trung tính của nhóm máu O. Sau khi nuôi cấy loại vi khuẩn mang tên Flavonifractor plautii từ phân người, đội ngũ đã tách ra được 2 enzyme có thể di dời thành phần của kháng nguyên A và chuyển đổi thành kháng nguyên H trung tính. Khi thêm vào nhóm máu A, enzyme chuyển đổi kháng nguyên, tạo ra nhóm máu O.

Hệ thống nhóm máu Rh là một trong 35 hệ thống nhóm máu người được biết đến. Đây là hệ thống nhóm máu quan trọng thứ hai, sau hệ thống nhóm máu ABO. Hệ thống nhóm máu Rh bao gồm 50 loại kháng nguyên nhóm máu, trong đó năm kháng nguyên D, C, c, E, e và D là quan trọng nhất. Ngoài vai trò trong việc truyền máu, kháng nguyên D còn được sử dụng để xác định nguy cơ bệnh tan huyết của trẻ sơ sinh (tên tiếng Anh: erythroblastosis fetalis) để điều trị bệnh liên quan đến Rh.

Mỗi cá nhân đều hoặc có, hoặc không có kháng nguyên D của hệ Rh phân bố thưa thớt trên bề mặt hồng cầu. Khi cơ thể có kháng nguyên D hệ Rh thì được gọi là Rh (dương tính). Còn nếu cơ thể không có kháng nguyên D hệ Rh thì được xem là Rh- (âm tính). Theo thống kê, tỷ lệ Rh của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da đen là 100%, người Việt là 99,96%. Nói cách khác, tỷ lệ Rh- của người Việt là 0,04% (rất hiếm).

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, cộng đồng người đã có 8 nhóm máu khác nhau là: A ; A-; B ; B-; AB ; AB-; O ; O- (A nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh thuộc hệ Rh.

Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh là di truyền. Khi người có Rh- trong máu được truyền bằng máu có kháng nguyên Rh thì sẽ xuất hiện kháng thể chống Rh, gây ngưng kết hồng cầu, sinh ra tai biến. Nếu người cần được truyền máu là Rh thì truyền máu Rh hoặc Rh- đều được, nhưng nếu người cần được truyền máu là máu Rh- thì nhất thiết phải được truyền máu Rh-.

(Nguồn: wikipedia)

Dù có thể chuyển đổi các nhóm máu sang nhóm máu O để truyền máu cứu người, thì điều quan trọng nhất vẫn là phải có đủ nguồn cung máu, vì vậy vai trò của hiến máu vẫn là vô cùng quan trọng trong cộng đồng. "Một giọt máu trao đi, thêm một cuộc đời ở lại".

Dù rất nhiều nỗ lực để có thể tạo ra đc các chế phẩm máu an toàn và chất lượng cho người bệnh

Nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn khẳng định, máu tốt nhất cho người bệnh vẫn là từ những người hiến máu tình nguyện, thường xuyên cho người bệnh.

Nguyễn Vân

(theo RT, My Modern Met)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dot-pha-chuyen-doi-cac-nhom-mau-sang-nhom-mau-o--n159028.html)
Từ khóa: nhóm máu o

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY