Thầy Phạm Hữu Giang
Thách thức bởi học hình cần có phương pháp thích hợp, và cơ hội bởi nếu học tốt hình các em sẽ tạo được lợi thế lớn so với các thí sinh khác.
Như đã nói trên, học hình không thể học tủ, học vẹt hay học mò mẫm mà cần có phương pháp. Bởi một bài toán hình thường được kết hợp từ nhiều mảng kiến thức khác nhau. Thầy đơn cử là tính thể tích của một tứ diện có thể liên quan tới góc, khoảng cách, chứng minh vuông góc…
Vì vậy nếu học tủ một mảng kiến thức nào đó thì chắc chắn sẽ không làm được. Còn nếu mò mẫm tự học, học nhiều mà không đúng phương pháp cũng chẳng khác nào bơi giữa đại dương, càng bơi càng thấy mênh mông và mệt mỏi, càng học càng mụ mị đầu óc. Từ đó dẫn tới tâm lý sợ hình hay học đối phó để thi. Tất cả những điều trên đều không mang lại kết quả tốt. Bởi vì giữa biết hình và biết để làm được bài thi đạt chuẩn là một khoảng cách lớn.
Để dễ hiểu, thầy ví quá trình học hình cũng như xây một ngôi nhà. Muốn xây được một ngôi nhà tốt phải có nguyên vật liệu tốt, thiết kế đẹp, thợ xây giỏi. Để làm được một bài toán hình cũng cần nắm tốt 3 yếu tố: lý thuyết, phương pháp và kỹ năng.
Một buổi giảng dạy tại ngoại khóa của thầy Phạm Hữu Giang
Nguyên vật liệu trong xây nhà cũng giống như lý thuyết trong hình học, ta không thể xây nhà mà không gạch không xi măng... nói như vậy không phải cứ có gạch là xây, có xi măng là chát, bởi gạch vữa cũng có nhiều loại, gạch lồi, gạch lõm, phồng méo... lý thuyết trong hình học cũng vậy, nhiều vô kể. nếu không biết được đâu là trọng tâm thì dễ xảy ra trường hợp cái cần không học cái không cần thì lại cứ nhét vào đầu.
Sau khi chuẩn bị xong nguyên vật liệu ta bước vào khâu quan trọng nhất đó chính là phương pháp. Cùng số nguyên vật liệu trên có người sẽ xây thành ngôi nhà có người sẽ xây thành chuồng bò, thậm chí không bao giờ xây nổi cái gì. Xây cũng như học, học phải đúng quy luật tâm lý từ dễ tới khó, xây từ thấp tới cao, móng có chắc thì tường mới vững và mái mới bền. Thầy dạy các em xây, dạy các em căng dây đổ mái cũng như dạy các em chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ra sao, góc giữa tường và mặt đáy thế nào… Đó chính là phương pháp.
Cuối cùng một tác phẩm chỉ đạt tới sự điêu luyện khi ta đã làm nó nhiều lần, cũng như toán học ta không thể có được kỹ năng nếu không có bài tập rèn luyện.
Và một người thầy sẽ không thể thành công nếu không có một phương pháp giảng dạy khoa học. đi học phải biết mình đang học cái gì, cái cốt của một bài học ra sao, phải nắm được cái toàn bộ sau đó mới đi tới từng cái bộ phận. làm một bài tập phải biết đang được ứng dụng bởi lý thuyết, phương pháp nào. đó là tư duy kế thừa biện chứng. điều này không chỉ tốt cho việc học tập của các em hiện tại mà còn mang lại nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống lâu dài. thầy mong các em hãy từng bước tập cho mình một thói quen học tập và làm việc khoa học.
Trên cơ sở phân tích như trên, cách dạy của thầy thường được bố cục thành những phần chính sau:
Phần 1: Lý thuyết (Đã được thầy khoanh vùng trọng tâm dựa trên thực tế các kỳ thi).
Phần 2: Phương pháp giải quyết vấn đề (Giúp các em chủ động hóa giải tất tình huống phát sinh chứ không phải làm bài tập tràn lan).
Phần 3: Bài tập cụ thể hóa phương pháp và ứng dụng trong đề thi.
Phần 4: Bài tập rèn luyện và hướng dẫn giải bài tập rèn luyện.
Phương pháp dạy học này được thầy đúc kết trong bộ sách " phương pháp học hình". các em có thể tham khảo sách, kết hợp với việc học online trực tiếp qua livestream fanpage "đột phá hình online".
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link