Bài thuốc dân gian hôm nay

Du học sinh mắc kẹt ở Mỹ chưa biết hạ cánhnơi đâu

Emma Trần, sinh viên Việt Nam đang theo học tại ĐH bang California không kìm được nước mắt khi kể rằng mình chỉ còn đủ tiền để trang trải thêm 1 tháng rưỡi sinh hoạt phí và có khả năng sẽ phải trở về nước.

Cô đã được các giáo sư chọn là sinh viên năm cuối xuất sắc trong chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn Triska phải đối mặt là cô đang nợ một phần học phí của học kỳ cuối. Công việc kinh doanh đồ nội thất của mẹ cô bị đình trệ trong mùa Covid-19, Triska đành phải tự xoay sở số tiền còn lại.

“Mỗi lần tôi đăng nhập vào tài khoản sinh viên và thấy khoản nợ học phí, tôi thậm chí còn không biết mình nên nói với ai”, Triksa chia sẻ.

Du học sinh mắc kẹt ở Mỹ chưa biết 'hạ cánh' nơi đâu

Stephany da Silva Triska, một du học sinh tại Đại học bang California

Trong khi đó, những sinh viên vội mua vé máy bay về nhà lại trong tâm trạng lo lắng khác về thủ tục pháp lý để có thể trở lại Mỹ.

Mercy Idindili, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Yale, cho biết cô quyết định trở về Tanzania sau khi nhận được thông báo của nhà trường chỉ đặc cách cho một số ít sinh viên quốc tế muốn ở lại Mỹ.

Tuy nhiên, khi trở về nhà, việc học online của cô rất khó khăn vì nhà thường xuyên mất điện và kết nối Internet không ổn định.

“Tôi đã khóc rất nhiều vì lo lắng và thất vọng về mọi thứ”, Mercy Idindili nói.

Tuần đầu tiên, cô phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để tham dự các bài giảng. Tuy nhiên, đường truyền không ổn định buộc các giáo sư phải ghi âm lại bài giảng cho cô.

Visa của Idindili sẽ hết hạn vào tháng 7 này, nhưng lãnh sự quán Mỹ ở đây đang đóng cửa vô thời hạn. Cô lo lắng vì chưa biết mình sẽ quay trở lại Mỹ ra sao.

Mariutsa, sinh viên người Nga tại Đại học Northeastern lại lâm vào khó khăn khác khi tháng trước, cô đã tới thực tập tại Geneva. Một buổi sáng khi thức dây, cô hay tin Mỹ sẽ đóng cửa biên giới vào tối cùng ngày.

Nhà trường đã gửi thư kêu gọi Mariutsa hãy đóng hành lý trở về Mỹ ngay lập tức, trên chuyến bay cuối cùng sẽ cất cánh 4 giờ sau đó.

“Đây có lẽ là ngày căng thẳng nhất trong cuộc đời tôi”, cô nói.

Cuối cùng, Mariutsa quyết định ở lại Thụy Sĩ thay vì New York - nơi sau đó trở thành một điểm nóng Covid-19 ở Mỹ.

Hiện Mariutsa đang sống mà không có bảo hiểm y tế hay thu nhập. Số tiền cô tiết kiệm được từ kỳ thực tập trước đó đã cạn kiệt. Mariutsa dự định sẽ tới ngủ nhờ trong phòng khách ở nhà một người đồng nghiệp trong thời gian tới.

Trường Giang (Theo The New York Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/du-hoc-sinh-mac-ket-o-my-chua-biet-ha-canh-noi-dau-636820.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY