Khoa học hôm nay

Du lịch cộng đồng tại Nam Sulawesi: “Trái ngọt” sau 4 năm triển khai

(HNMCT) - Tại Indonesia, du lịch cộng đồng mang lại nhiều việc làm và giúp cải thiện đáng kể tình trạng thất nghiệp ở Nam Sulawesi.

(hnmct) - du lịch cộng đồng ngày càng được các quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển, nhân rộng bởi mô hình này không chỉ hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội mà còn mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương. tại indonesia, du lịch cộng đồng mang lại nhiều việc làm và giúp cải thiện đáng kể tình trạng thất nghiệp ở nam sulawesi.

Là một tỉnh ở miền đông Indonesia với thủ phủ là Makassar, nổi tiếng với bãi biển Losari, mũi Bira, pháo đài Rotterdam, vườn quốc gia Bulusaraung..., Nam Sulawesi là nơi sinh sống của 3 dân tộc Bugis, Makassar và Toraja nên có rất nhiều tiềm năng để khai thác du lịch. Tuy nhiên, nhiều năm trước, chính quyền địa phương chưa tìm được hướng đi hiệu quả để phát triển du lịch. Do đó, nguồn thu nhập của người dân chủ yếu đến từ nông nghiệp. Phần lớn thanh niên lớn lên đều tới các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Ở lại Nam Sulawesi hầu hết là người già và trẻ em.

Tuy nhiên, cách đây 4 năm, tình trạng này bắt đầu thay đổi khi indonesia xúc tiến chương trình trao quyền cho thanh niên phát triển việc làm dựa trên mô hình du lịch cộng đồng. từ chương trình này, các trung tâm thanh niên đã được thành lập nhằm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xây dựng mô hình du lịch cộng đồng phù hợp với từng vùng. thanh niên được hỗ trợ về tài chính, được tạo điều kiện học tập nâng cao năng lực và kiến thức về du lịch bền vững.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tại Indonesia có tới 17% trong số hơn 43 triệu người ở độ tuổi 15 - 24 thất nghiệp. Hầu hết những người trẻ này đều rơi vào vòng nghèo đói vì thiếu cơ hội việc làm. Indonesia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và chương trình trao quyền cho thanh niên đã giúp thay đổi đáng kể tình trạng này, đồng thời tạo ra nguồn sinh kế mới cho người nông dân khi vụ mùa thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tại nam sulawesi, kể từ khi mô hình du lịch cộng đồng được đưa vào triển khai thử nghiệm tới nay, đã có 1.297 thanh niên (trong đó có 395 nữ) đã trực tiếp tham gia làm du lịch. họ được đào tạo nhiều kỹ năng, từ thu hút du khách, giao tiếp, kinh doanh tới xây dựng chiến lược tiếp thị, xây dựng chương trình du lịch. trong đó, việc quảng bá văn hóa, đặc sản địa phương rất được chú trọng thông qua giới thiệu các món ăn, trang phục truyền thống và phong tục, tập quán của dân bản địa. sau 4 năm, số thanh niên được hưởng lợi gián tiếp từ mô hình du lịch này lên tới 3.500 người.

Wahdaniar, một người dân địa phương cho biết: “trước khi có mô hình du lịch cộng đồng, tôi không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp trung học. thật may mắn, ngay khi chương trình được triển khai, tôi đã tham gia một khóa đào tạo thú vị về thuyết trình trước đám đông và hướng dẫn khách du lịch cùng với những thanh niên khác. những điều tiếp thu được từ khóa học này đã giúp tôi có ý thức kỷ luật cao hơn và quản lý thời gian tốt hơn. chúng tôi đã trưởng thành hơn khi nghĩ về tương lai. do được đào tạo về du lịch cộng đồng nên tôi nhận thấy có rất nhiều tiềm năng có thể phát triển nhờ vào mô hình này, chẳng hạn như bán các sản phẩm truyền thống, đồ lưu niệm mang dấu ấn địa phương...”.

Các trung tâm thanh niên tại nam sulawesi đã tổ chức nhiều hội thảo tại các làng để phổ biến kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng cho người dân. sau đó, trung tâm thanh niên kết hợp với chính quyền địa phương và chức sắc trong làng lên kế hoạch cho các địa điểm sẽ triển khai mô hình du lịch cộng đồng. ngoài việc tạo ấn tượng cho khách du lịch trong quá trình sinh hoạt cùng người dân bản địa, các trung tâm thanh niên tại nam sulawesi còn xây dựng chương trình lễ hội chợ nổi định kỳ để thu hút khách du lịch, tạo việc làm cho các nhà thuyền và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương. các chiến dịch bảo vệ môi trường như hạn chế rác thải nhựa, trồng thêm cây xanh, tổ chức chương trình du lịch bằng xe đạp, chèo thuyền cũng được thanh niên xúc tiến mạnh mẽ, nhận được cái nhìn thiện cảm từ du khách quốc tế.

Trong giai đoạn đại dịch covid-19 bùng phát, các chương trình du lịch buộc phải tạm dừng, hoặc hạn chế. tranh thủ khoảng thời gian này, chính quyền nam sulawesi tổ chức các khóa đào tạo hàng tuần cho thanh niên để nâng cao kỹ năng hoặc mời các diễn giả có kinh nghiệm tới thuyết trình về phát triển sản phẩm du lịch. tất cả điều này giúp nam sulawesi có thể sẵn sàng về mọi mặt để đón khách du lịch khi hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại. dự kiến, hè 2022 sẽ là thời điểm các mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực này thu “trái ngọt”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chuyen-la/1029400/du-lich-cong-dong-tai-nam-sulawesi-trai-ngot-sau-4-nam-trien-khai)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY