Ẩm thực hôm nay

Dưa hấu - vị Thuốc và món ăn ngon

Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. Trong Y học cổ truyền, dưa hấu còn là vị Thuốc quý.
Có nhiều loại dưa hấu, thông thường trong Đông y dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ được sử dụng làm Thuốc.

Theo y học cổ truyền, dưa hấu vị ngọt, tính hàn, vào các kinh Vị, Tâm, Bàng quang, có công năng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu... điều trị hiệu quả cho mọi chứng bệnh có tính ôn nhiệt. Vỏ dưa hấu (tây qua bì, lớp xanh ngoài cùng) có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và thận; công dụng chữa bệnh tương tự phần ruột, có thể thái mỏng phơi khô hoặc tán bột để dùng dần. Hạt dưa hấu có công hiệu làm mát phổi, tan đờm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Rễ và lá dưa hấu chữa được bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Tuy nhiên, người tì vị hư hàn không nên ăn quá nhiều trong một lần.

Dưới đây là những bài Thuốc hay từ dưa hấu:

Chữa viêm thận: vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh mỗi thứ 60g, sắc uống. Nếu bị viêm tiểu cầu thận cấp tính thì lấy dưa hấu 1kg; thái vụn cả vỏ, ninh kỹ cho thành dạng cao; hòa nước uống, mỗi lần 1 - 2 thìa con, ngày 2 lần.

Vỏ dưa hấu công dụng chữa bệnh tương tự phần ruột, có thể thái mỏng phơi khô hoặc tán bột để dùng dầnChữa phù thũng: vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, đậu đỏ, phục linh, mỗi loại 30g, sắc uống.

Chữa bệnh gan: nếu viêm gan virút thì lấy nước ép dưa hấu 100ml, mật ong 10g; đem 2 thứ trên trộn đều; uống hết trong 1 lần. Nếu xơ gan thì lấy vỏ dưa hấu 100g, gan lợn 30g; đem sắc kỹ; vừa uống nước sắc vừa ăn gan lợn mỗi ngày 1 - 2 lần.

Chữa cảm mạo, đau rát họng: vỏ dưa hấu 30g; đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát; chia uống ngày 2 lần.

Chữa viêm phế quản mạn tính: dưa hấu 1 quả, gừng tươi 60g; khoét 1 lỗ trong quả dưa, cho gừng vào, hấp cách thủy 2 giờ; ăn cả nước lẫn cái vài lần trong một ngày.

Chữa cao huyết áp: vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí đao 30g, ngưu tất 15g, sắc uống.

Chữa cảm nóng: nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.

Giải rượu: nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.

Giải độc rượu: dưa hấu 500g, mía 200g, đường phèn 20g. Dưa rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, thái miếng; mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn, uống hàng ngày. Bài Thuốc có công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, làm khỏe thận, giải độc rượu.

Chữa đái tháo đường: vỏ dưa hấu 60g, câu kỷ tử 15g, thiên hoa phấn 12g, ô mai 10g, sắc uống. Hoặc vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, mỗi loại 15g, thiên hoa phấn 12g; đem sắc kỹ, uống thay nước chè hàng ngày.

Chữa kiết lỵ ra máu: nước ép dưa hấu 1 cốc, hòa đường đỏ, ngày uống 3 lần.

Chữa bỏng: vỏ dưa hấu sấy khô, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi.

Thanh nhiệt, giải thử: vỏ dưa hấu 150g, khổ qua (mướp đắng) 50g, bí đao 50g. Vỏ dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh, thái vụn; khổ qua và bí đao đều gọt vỏ bỏ ruột rồi thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, có thể cho thêm một chút đường phèn, hòa tan rồi dùng làm nước giải khát. Bài Thuốc này có công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát; dùng làm đồ uống mùa hè rất tốt, đặc biệt với những người bị mụn nhọt, béo phì…

Chữa mệt mỏi, chán ăn: dưa hấu 1kg, cát cánh 25g (thái nhỏ), đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo ăn. Dùng liền 7 ngày, khi nóng bức, mệt mỏi, chán ăn.

Chữa trẻ em bị rôm: dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ em bị rôm.

Chữa tăng huyết áp: vỏ dưa hấu 30g phơi gió cho khô, hạt thảo quyết minh 15g. Nấu nước uống thay trà hàng ngày. Bài Thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Chữa say nắng, sốt cao: vỏ dưa hấu 20g, lá tre 10g, nước 500ml sắc trong 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Phù thũng do viêm thận cấp: rễ cỏ tranh tươi, vỏ dưa hấu mỗi thứ 40g, đậu nhự 12g, xích tiểu đậu 20g, đem sắc lấy nước uống.

Mệt mỏi, chán ăn: dưa hấu 1kg, cát cánh 25g đem thái nhỏ, đường phèn và gạo tẻ mỗi thứ 100g đem nấu thành cháo ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày sẽ giúp đánh bay chứng mệt mỏi, chán ăn vào ngày hè nóng bức.

Ho nhiều đờm: dùng hạt dưa hấu bóc vỏ ăn sống, hoặc lấy hạt dưa 20g sắc nước đặc và uống.

Ho kinh niên: hạt dưa hấu giã nát, lạc nhân, mỗi thứ 15g, hoa hồng 1,5g, đường phèn 30g sắc lấy nước uống thay trà.

Chứng đa kinh (kinh nguyệt quá nhiều): dùng nhân hạt dưa hấu 9g, nghiền vụn, uống với nước, mỗi ngày 2 lần.

Nôn ra máu: dùng hạt dưa hấu 50g sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước uống, có thể thêm chút đường.

Viêm bàng quangcấp tính: hạt dưa hấu 30 - 50g sắc uống.

Cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lần và nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là những người tỳ vị vốn đã hư yếu, hay đau bụng rối loạn tiêu hóa. Không nên ăn những quả dưa hấu chưa chín và bị hỏng do để quá lâu và bị dập nát.

BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dua-hau-vi-thuoc-va-mon-an-ngon-n140909.html)

Chủ đề liên quan:

dưa hấu món ăn vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY