Thận , Tiết niệu hôm nay

Đưa lên bàn cân ưu - nhược điểm của 3 phương pháp: ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng

So sánh ưu - nhược điểm của 3 phương pháp: ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp và an toàn cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Trong buổi hội thảo online chiều 18/8, BS.CK2 Tạ Phương Dung - Cố vấn chuyên môn Khối Thận Niệu - Bệnh viện Nhân Dân 115, Phó giám đốc - Bệnh viện Gia An 115 đề cập đến vấn đề: “Lọc máu trong mùa dịch COVID-19: có nên ưu tiên liệu pháp điều trị tại nhà”.

BS.CK2 Tạ Phương Dung

Bài báo cáo đưa ra bức tranh tổng quan về bệnh thận mạn và lọc máu, tình hình dịch bệnh hiện tại trên thế giới và Việt Nam, chia sẻ từ thực hành các nước trên thế giới trong quản lý tình hình nhiễm khuẩn cho bệnh nhân lọc máu, những lợi ích của lọc máu tại nhà trong mùa dịch…

Trong đó, BS Dung đưa ra thông tin so sánh ưu - nhược điểm của 3 phương pháp điều trị thay thế thận cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đọan cuối: ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng. Việc so sánh giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp và an toàn cho bệnh nhân suy thận mạn trong mùa dịch COVID-19.

Ưu - nhược điểm của phương pháp ghép thận

Ưu điểm:

    Gần như quả thận của chính mình

Nhược điểm:

    Rất khó tìm người cho thận

Do đó, số lượng bệnh nhân được ghép thận còn rất hạn chế.

Ưu - nhược điểm của phương pháp chạy thận nhân tạo

Ưu điểm:

    Được thực hiện tại bệnh viện bởi nhân viên y tế

Nhược điểm:

    Cuộc sống gắn liền với BV: Phải đến BV 3 lần/tuần

Ưu - nhược điểm của phương pháp lọc màng bụng

Hiện nay có 2 phương pháp lọc màng bụng:

Lọc màng bụng liên tục: Thay dịch bằng tay 4 lần/ngày, Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, 2 lit/lần, giữa các lần thay dịch bệnh nhân có thể hoàn toàn tự do.

Lọc màng bụng tự động bắng máy: Thay dịch bằng máy, máy sẽ tự động thay dịch trong đêm, Ban ngày bệnh nhân hoàn toàn tự do để đi làm, đi học…

Ưu điểm:

    Không lệ thuộc vào bệnh viện: bệnh nhân  tự thực hiện tại nhà sau khi được huấn luyện kỹ, chỉ đến BV 1 lần/tháng để tái khám và nhận dịch.

Nhược điểm:

    Lọc màng bụng nếu không biết cách giữ gìn vệ sinh có thể gây nhiễm trùng

Với những ưu điểm nổi bật trên, lọc màng bụng giúp cải thiện tỷ lệ sống còn trên bệnh nhân tốt hơn: Có nhiều nghiên cứu là bằng chứng vững chắc cho thấy lợi ích sống còn sớm ở lọc màng bụng, bảo tồn cuộc sống khi bệnh nhân ở trạng thái hoạt động và sản xuất tốt nhất. Những dự liệu thực tế ở người Việt cũng chỉ ra tỷ lệ sống còn cao hơn ở lọc màng bụng.

Lọc màng bụng cũng giúp cải thiện kết cục sau khi ghép thận:

Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã tạo ra những hành động khẩn cấp và không có tiền lệ cho bệnh suy thận mạn. Bệnh nhân lọc máu là bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối: suy giảm khả năng miễn dịch và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Theo BS.CK2 Tạ Phương Dung, việc trang bị lọc màng bụng trong giai đoạn dịch COVID-19 chỉ cần nguồn lực ít hơn, trong khi chạy thận nhân tạo sẽ đòi hỏi nguồn lực, vật tư rất lớn. Ưu tiên liệu pháp điều trị lọc máu tại nhà để giảm thiểu sự tiếp xúc bệnh nhân với nhân viên y tế, dụng cụ y tế và tối thiểu nguy cơ lây nhiễm nhiễm trùng.

“Giải pháp lọc máu tại nhà, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cho cơ sở điều trị và nhà chính sách, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19” - BS Dung kết luận.

Hồng Nhung


Nguồn: Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 01:41 20/08/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/dua-len-ban-can-uu-nhuoc-diem-cua-3-phuong-phap-ghep-than-chay-than-nhan-tao-loc-mang-bung-n411780.html)

Tin cùng nội dung

  • Thận là một phần của cơ quan tiết niệu nằm ở hai bên cột sống, ngay giữa lưng, có chức năng lọc máu, giữ cân bằng nước, chất muối khoáng trong máu và giúp cho cơ thể kiểm soát được huyết áp.
  • Khi bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, chức năng của cả hai thận đã bị mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
  • Hội chứng mất cơ bụng gọi là Eagle-Barrett hoặc hội chứng bộ ba, là một tập hợp các khiếm khuyết bẩm sinh: các cơ bụng ở phía trước yếu hoặc bị mất; các bộ phận của đường tiết niệu phát triển bất thường; ở trẻ nam, có đến 95% các trường hợp tinh hoàn ở lại bên trong ổ bụng mà không xuống bìu; có các tổn thương khác như: độ cong cột sống, trật khớp hông, bàn chân vẹo, các bệnh về hô hấp, tim hoặc tiêu hóa.
  • “Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”, chị Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) chia sẻ.
  • Một bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo đã được các bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ tạo kỳ tích sinh con khỏe mạnh sau 30 tuần được theo dõi, điều trị với phác đồ lọc máu thai kỳ.
  • Những năm đầu tiên về công tác tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tam Kỳ (Đa khoa tỉnh Quảng Nam ngày nay)
  • Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
  • Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, đi khám được biết bị suy thận nhẹ và phải cẩn trọng mỗi khi dùng Thuốc. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên dùng Thuốc như thế nào?
  • Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY