12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đừng chủ quan với những cơn đau nhức thông thường

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá phổ biến và dễ bị người bệnh nhầm lẫn với các cơn đau nhức thông thường. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu từ sớm của bệnh rất quan trọng.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm di chuyển khỏi vị trí bình thường trong cột sống, gây chèn ép vào các rễ thần kinh hay ống sống dẫn đến các cơn đau nhức kéo dài.

Việc nhận biết từ sớm các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn trước khi bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí chữa trị.

Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức kéo dài ở toàn thân

1. Cảm giác đau nhức, tê buốt là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm sẽ tạo áp lực lên cột sống vì thế gây nên các cơn đau kéo dài. Có thể nói đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của người bệnh. Nếu bạn cảm thấy tê bàn tay, tê bàn chân, đau nhức và ê ẩm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị thoát vị đĩa đệm.

Nếu bạn cảm thấy những cơn đau nhức, tê buốt kéo dài trong khoảng vài tuần đến 1 tháng thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán một cách chính xác.

2. Đau ở các vị trí khác nhau

Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống nhưng thường găp nhất là hai dạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Vì vậy, tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà cơn đau xuất hiện ở các vị trí khác nhau.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bạn có thể cảm thấy sự đau nhức dọc vùng gáy, mỏi nhừ, tê cánh tay và bả vai. Có thể dẫn đến suy yếu cánh tay làm suy giảm khả năng làm việc, lao động. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu,… do sự chèn ép các dây thần kinh đốt sống cổ.

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cảm thấy các cơn đau nhức dọc vùng gáy

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường cảm thấy đau ở vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn lan ra trước ngực hoặc có thể kéo xuống vùng bàn chân. Đặc biệt, cơn đau có thể cảm nhận rõ hơn khi bạn thực hiện hành động cúi xuống hay thậm chí là nằm nghiêng.

3. Đau một nửa cơ thể

Khi đĩa đệm di chuyển ra khỏi vị trí bình thường có thể dẫn đến cơn đau nửa người. Đây là dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua do người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đau thần kinh tọa.

Khi người bệnh vận động mạnh, dây thần kinh bị chèn ép gây nên cơn đau ở nửa cơ thể. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và cử động của người bệnh.

Nếu bạn cảm thấy đau nhức và mỏi nhừ sau khi thực hiện vài động tác đơn giản như xoay người hay đi bộ vốn rất bình thường trước đây, bạn nên lưu ý bởi đây có thể là các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đều gây hạn chế sinh hoạt, gây nên sự bất tiện khi cử động của người bệnh. Người bệnh không chỉ cảm thấy việc đi lại trở nên khó khăn mà cả khi nâng tay, nâng chân,… cũng rất bất tiện.

Nếu một trong các dấu hiệu trên xuất hiện trong vòng vài tuần trở lên, bạn không nên xem thường và cần đi khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh và tìm ra cách điều trị hợp lý. Bệnh có tiến triển rất nhanh và có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, gây liệt nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi lối sống ngồi nhiều, ít vận động của người trẻ. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên tập luyện thể dục để củng cố sức khỏe xương khớp, đồng thời hạn chế vận động quá sức và tránh mang vác quá nặng. Việc nắm rõ và nhận biết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm từ sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ bệnh nên nặng hơn và giúp việc chữa trị nhanh chóng có hiệu quả.

Thuý Hạ

Theo Tạp chí Sống Khoẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dung-chu-quan-voi-nhung-con-dau-nhuc-thong-thuong-24495/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY