Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangie, sắt và kẽm. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng gồm có 71 đơn vị calo, không có tinh bột, 5g chất béo.
Khi bị sốt không nên ăn trứng gà. |
Ngoài ra, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Mặc dù trứng gà rất tốt cho cơ thể, nhưng đối với những người bị sốt thì hoàn toàn ngược lại. Vì thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Một ví dụ như khi bạn ăn đường thì hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ 5-6%, khi ăn mỡ thì hiệu suất chuyển hoá cơ bản tăng từ 3-4%, thời gian liên tục của 2 loại này chỉ có khoảng 1 giờ. Còn ăn trứng thì lượng protit trong trứng ảnh hưởng rất lớn, hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ 15-30%, thời gian liên tục tương đối dài, có thể từ 10-12 giờ.
Vì hàm lượng protit trong trứng rất cao nên nếu ăn trứng khi đang lên sốt (nhất là trẻ em), không những không thể giảm được nhiệt độ cơ thể mà trái lại còn làm nhiệt độ tăng cao, rất khó khỏi bệnh.
Vậy nên, những người bị cảm sốt nên cố gắng ăn thức ăn thanh đạm (ít mỡ), dễ tiêu hoá, đồng thời có chứa nhiều vitamin. Thông thường, người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng là chính như cháo loãng, nước cơm, mì sợi, bột ngó sen…
Tấn Bình
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: