12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đừng hoảng sợ khi bị chảy máu cam, điều quan trọng là phải xem kỹ các mẹo sau

Hầu như tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em đều gặp phải tình trạng chảy máu cam trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 3/4 trẻ em ít nhất một lần bị chảy máu cam, thường khiến các bậc cha mẹ hoảng sợ.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều không cần quá lo lắng, nhưng cũng không thể bỏ qua khả năng đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý toàn thân.

Tại sao bạn bị chảy máu cam?

Bề mặt của khoang mũi được bao phủ bởi một lớp màng nhầy, thường chịu trách nhiệm duy trì hơi thở bằng mũi và điều chỉnh nhiệt độ. Trong niêm mạc có mạch máu, khi mạch máu vỡ ra sẽ gây chảy máu cam. Vỡ mạch máu chủ yếu có yếu tố tại chỗ và yếu tố toàn thân.

Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều không cần quá lo lắng.

Yếu tố tại chỗ ở hốc mũi chủ yếu là viêm nhiễm trong và xung quanh hốc mũi (như viêm mũi dị ứng, viêm xoang), chấn thương (ngoáy mũi, xì mũi mạnh, té ngã…), dị tật (lệch vách ngăn mũi…) dị vật (thường gặp ở trẻ em)… và một phần nhỏ do khối u gây nên.

Chỉ cần đó là căn nguyên gây tăng huyết áp, rối loạn chức năng đông máu hoặc giòn mạch máu thì có thể gây chảy máu cam. Những bệnh phổ biến bao gồm dùng thuốc chống đông máu, huyết áp cao, bệnh máu khó đông, bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản, nhiễm độc niệu, suy gan,… Nếu chảy máu cam nhiều lần, không thể bỏ qua khả năng mắc các bệnh lý toàn thân nêu trên.

Bạn phải làm gì nếu bị chảy máu cam?

Việc điều trị chảy máu cam thường tuân theo nguyên tắc “điều trị khẩn cấp và điều trị gốc từ từ”. Khi bị chảy máu cam, đừng hoảng sợ, hãy giữ bình tĩnh và trước tiên hãy ước tính xem chảy máu có nghiêm trọng hay không và lượng máu chảy ra là bao nhiêu.

Hầu hết những người bị chảy máu cam đều bị chảy máu nhẹ, tái phát và việc chăm sóc hoặc theo dõi tổng quát tại nhà là tất cả những gì cần thiết.

Nếu sau khi xì mũi mà thấy có vệt máu trong nước mũi, vệt máu hoặc máu tươi ở khăn giấy hoặc bông gòn nhét vào hốc mũi, hoặc máu chảy ra từ lỗ mũi trước nhưng không nhanh và không liên tục thì có thể do khô mũi thời tiết, viêm mũi mãn tính,…

Điều này dẫn đến niêm mạc mũi xung huyết, mỏng đi cộng với ngoáy mũi, xì mũi mạnh, hắt hơi dữ dội,… khiến niêm mạc bị bào mòn, tổn thương và chảy máu. Đôi khi các u máu nhỏ trong hốc mũi bị vỡ và chảy máu nhiều lần, phần lớn ở cùng một vị trí, nhất là khi hắt hơi, nín thở khó khăn hoặc khi nâng vật nặng.

Hầu hết những người bị chảy máu cam đều bị chảy máu nhẹ, tái phát và việc chăm sóc hoặc theo dõi tổng quát tại nhà là tất cả những gì cần thiết.

Khi lượng máu chảy ra không nhiều, cách làm đúng cho bệnh nhân là không hoảng sợ, hơi cúi người về phía trước và cúi đầu xuống, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào cánh mũi trong 10 đến 15 phút.

Để giảm chảy máu, hãy đặt một miếng bông gòn lên phía trước lỗ mũi đang chảy máu và ấn vào, hiệu quả sẽ tốt hơn.

Bạn cũng có thể đắp khăn lạnh lên trán hoặc sau gáy để làm co mạch máu và cầm máu chậm lại. Sau khi cầm máu, đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị tiếp tùy theo tình hình.

Khi người bệnh phát hiện máu chảy ra liên tục, ấn mãi cũng không cầm được máu, hoặc máu chảy ra từ một bên lỗ mũi trước, đồng thời khạc ra một lượng máu lớn, thậm chí là một lượng lớn máu chảy ra từ miệng và mũi, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu không thể cầm máu hiệu quả bằng cách nhét mũi tại khoa cấp cứu, hoặc điểm chảy máu nằm ở phía sau khoang mũi và không thể điều trị tại phòng khám, thì bệnh nhân cần được phẫu thuật thăm dò toàn diện dưới ống nội soi mũi.

Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?

Cần giữ không khí sạch và ẩm trong sinh hoạt, tốt nhất nên chuẩn bị máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô. Nếu bạn bị viêm mũi, bạn cần sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm.

Nếu chảy máu cam do các yếu tố bệnh khác thì cần tích cực điều trị bệnh nguyên phát để giảm tình trạng chảy máu cam. Trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam, để tránh chảy máu nhiều hơn, không được nằm thẳng, tập thể dục gắng sức, chịu sức nặng, ngoáy mũi, xì mũi dữ dội, uống rượu hoặc uống nhiều đồ uống nóng, tắm nước nóng,..

Xem thêm: Chạy bộ 1 giờ không bằng nhảy dây 1000 cái: Gắn bó lâu dài với nhảy dây, thay đổi lớn sẽ đến với bạn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dung-hoang-so-khi-bi-chay-mau-cam-dieu-quan-trong-la-phai-xem-ky-cac-meo-sau-36660/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY