Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dùng khăn thay cho khẩu trang không có hiệu quả phòng tránh virut

(MangYTe) - Tình trạng khan hiếm khẩu trang khiến mọi người phải tìm kiếm các biện pháp thay thế như sử dụng khăn để bịt mặt, tuy nhiên điều này không có tác dụng ngăn chặn lây nhiễm chéo.

Kể từ khi thế giới bùng nổ đại dịch Covid-19, khẩu trang trở thành mặt hàng được săn lùng nhiều nhất, vì thế mà tình trạng khan hiếm đã xảy ra. Mong muốn bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm virus dù không có khẩu trang, nhiều người đã nghĩ ra cách dùng khăn buộc để che chắn.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng khăn thay thế khẩu trang cũng mang đến hiệu quả tương tự. Vì vậy, một nghiên cứu được thực hiện để xem xét chất liệu làm khẩu trang có tác động đến việc ngăn chặn các giọt bắn hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết dùng khăn một lớp làm khẩu trang có khả năng ngăn chặn giọt bắn kém nhất so với các chất liệu khác.

Khi dùng khăn thay cho khẩu trang, các giọt nước vẫn có thể bắn xa hơn 1 mét, vì vậy nó không có hiệu quả trong việc ngăn lây nhiễm chéo. Ảnh minh hoạ

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Florida Atlantic đã chỉ ra sự hiệu quả của các chất liệu khác nhau trong việc ngăn chặn giọt bắn thông qua các thí nghiệm trực quan. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy bơm thủ công và một hình nộm để mô phỏng hành động ho và hắt hơi. Dùng khẩu trang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có tác dụng ngăn chặn giọt bắn từ người đã nhiễm virus sang người khoẻ mạnh, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Ho, hắt hơi, nói chuyện và thậm chí cả việc thở cũng đều phát ra những giọt bắn có thể tiếp xúc vào người khỏe mạnh và dẫn đến bệnh qua đường hô hấp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những giọt nước không bị cản trở có thể bắn xa tới gần 4 mét, gấp đôi những hướng dẫn giãn cách xã hội, khoảng cách an toàn đang được khuyến cáo. Tuy nhiên, phần lớn các giọt rơi xuống đất vào thời điểm này. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên các cơ quan y tế nên cập nhật hướng dẫn giãn cách xã hội là 4 mét thay vì 2 mét như trước đó.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/dung-khan-thay-cho-khau-trang-khong-co-hieu-qua-tranh-nhiem-virus-d175890.html)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY