Các nhà giáo dục cũng như các nhà tâm lý học trẻ em ngày nay đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa việc dùng từ này để mô tả một đứa trẻ với hệ thống niềm tin về một đứa trẻ không thể mắc lỗi sai. Trong xu hướng ngày nay, các ông bố bà mẹ đang ngày càng rút lại hoàn toàn từ này trong quá trình nuôi dạy con cái.
Các nhà giáo dục và tâm lý học tin rằng, khi chúng ta khen một đứa trẻ thông minh, nó sẽ nghĩ: "Ồ tốt, mình thông minh". Thế rồi khi nó gặp chuyện lộn xộn (chắc chắn là sẽ gặp), trẻ sẽ nghĩ: "Ồ không, rốt cuộc thì mình cũng không thông minh. Mọi người sẽ nghĩ mình không thông minh".
Và đó là điều tồi tệ nhất. Đó là một rủi ro cần tránh. Những đứa trẻ "thông minh" này trở nên đặc biệt không thích mắc sai lầm, sợ lộ ra với người khác là "mình không thông minh" trong khi mắc sai lầm là điều rất quan trọng để học hỏi và thành công.
Trên thực tế, những đứa trẻ được gắn mác "thông minh" hoặc "có năng khiếu" thường ít có khả năng thử thách bản thân hơn những đứa trẻ khác. Chúng mắc ít sai lầm hơn, có thể là như vậy, nhưng chỉ vì chúng ở trong vùng an toàn và ngừng phát triển, thích nghi với những thách thức mới. Điều này khiến trẻ khó ứng dụng bản thân trong tương lai.
Với tư cách là cha mẹ, bạn có thể làm gì để động viên, khuyến khích con mà không bóp nghẹt sự phát triển của chúng?
Thay vì nói một câu chung chung như "con thật thông minh", hãy đưa ra câu cụ thể cho từng tình huống. Ví dụ, hãy thử: "Con đã làm tốt đấy!" hoặc: "Con đã học rất chăm chỉ và gặt hái kết quả rồi này!"
Jo Boaler, một giáo sư về Giáo dục Toán học tại Đại học Stanford, thậm chí còn đi xa hơn, khuyên các bậc cha mẹ nên tỏ thái độ thông cảm khi một đứa trẻ đạt điểm tuyệt đối trong một bài kiểm tra, vì chúng không có cơ hội học hỏi từ những sai lầm.
Ông giải thích: "Khi chúng ta cho bọn trẻ thông điệp rằng sai lầm là tốt, rằng những người thành công mắc sai lầm, thì điều này có thể thay đổi toàn bộ quỹ đạo dẫn đến thành công của con".
Theo Dân Trí