Sức khỏe hôm nay

Đừng lơ là khi con bị chó cắn

Chỉ riêng tháng 9/2017 đã có đến 57 ca tử vong do mắc phải bệnh dại trên 29 tỉnh thành, đây là con số đáng báo động để cảnh tỉnh những ai còn chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh dại.

Theo Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT Đàm Xuân Thành cho biết, cả nước ước tính có hơn 7.7 triệu chó nuôi trên 3.8 triệu hộ nuôi chó, nhưng số chó đã được tiêm vắc-xin chỉ khoảng 41%. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ và lây lan bệnh dại.

Từ năm 2015-2016, tình hình bệnh dại ở nước ta đột nhiên có chiều hướng tăng trở lại, với tốc độ tăng dần, trong năm 2016 cả nước có 91 cả tử vong vì bệnh dại tăng 17% so với năm 2015 và so với 2014 tăng 38%, chỉ riêng tháng 9/2017 đã có đến 57 ca tử vong do bệnh dại. Trước tình hình như vậy đòi hỏi chúng ta phải biết cách phòng ngừa và sơ cứu tạm thời. Nhất là cần phải hiểu về bệnh để tránh việc “chó mình nuôi mà không dại đâu”.

Số người tử vọng vì virus dại ngày càng tăng và phần lớn là trẻ em

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra do virus dại, bạn sẽ nhiễm virus nếu bị động vật nhiễm dại cắn phải. Đa phần virus dại thường tồn tại trong cơ thể của những động vật hoang dã như: chồn hôi, gấu trúc Mỹ, cáo và dơi cũng rất có thể. Và thú cưng chó và mèo của chúng ta cũng có thể đang mang loại virus này nếu không được tiêm ngừa và thăm khám định kỳ. Đa số những người bị cắn và xuất hiện những dấu hiệu của bệnh dại thì 90% sẽ tử vong. Vì vậy nên bệnh này vô cùng nguy hiểm, nếu được cả bạn và thú cưng hãy đi tiêm phòng ngay hôm nay để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại

Bệnh dại gây ra là do một loại virus có tên khoa học là rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Sau đó động vật bị nhiễm bệnh sẽ lây cho con người hoặc những động vật khác thông qua vết cắn. Trong trường hợp có thể là do việc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt ví dụ bị chó liếm, ăn phải thức ăn đã bị nhiễm dại, gặp phải vết thương hở,...

Tiêm vắc-xin cho thú cưng để tránh lây lan virus dại

Triệu chứng của dại

Khoảng thời gian từ lúc bị nhiễm virus đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên khá dài mất trung bình từ 35-65 ngày, vì vậy nên thường khiến người bệnh chủ quan và không đến các cơ sở y tế. Triệu chứng cụ thể nhất là sốt cao, đau đầu, kiệt sức kèm với chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê kéo dài.

Tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh với những dấu hiệu như bị kích động, mất nhận thức, hiếu động thái quá, có nhiều hành vi bất thường (đôi lúc như động vật như tru, hú, cào,...) và mất ngủ. Đồng thời người bị dại rất sợ tắm, có giật và bị tê liệt.

Cũng như đã cảnh báo trên vì thời gian phát tác và nhiễm bệnh quá xa nhau, nên thường người bệnh rất chủ quan, nếu bệnh dại không được điều trị sớm thì hầu như đều rơi vào trạng thái hôn mê, cô giật và cuối cùng là tử vọng. Vì vậy ngay sau sơ cứu hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Làm gì khi bị chó cắn?

Sát trùng vết thường bằng cồn ngay sau đó đưa ngay đến các cơ sở y tế

Đa số chúng ta thường theo các phương pháp dân gian để trị dại nhưng chúng thực sự có hiệu quả không? Nhiều người còn chờ quan sát xem vật nuôi sau khi cắn người có phát dại hay không mới đem người bệnh đến bệnh viện nhưng lúc đó đã quá muộn. Vì vậy khi bị chó cắn trước khi đến các cơ sở y tế bạn cần sơ cứu tại chỗ bằng những bước như sau:

Bước 1: Cần tách con vật ngay lập tức, để tránh bị cắn trực tiếp hoặc bị ngấu nghiến, tuyệt đối không nên đánh chết vật nuôi

Bước 2: Rửa vết cắn bằng nước sạch và xà bông bằng bông tiệt trùng hết sức nhẹ nhàng, tránh làm vết thương rách thêm. Tuyệt đối không dùng bột ớt, nước ép, nhựa cây,... hay đắp kín vết thương bằng loại thuốc nào đó, vì nếu làm như vậy chỉ khiến vết thương bị trầm trọng hơn mà thôi.

Đối với những vết thương chảy máu nhiều thì đừng cố gắng cầm máu vết thương, chỉ nên cầm sau 15 phút nếu máu vẫn chảy.

Bước 3: Dùng cồn để sát trùng vết thương và xung quanh vết thương. Nhưng chỉ nên dùng một lượng nhỏ mà thôi, sau đó hãy tiến hành cầm máu.

Bước 4: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý:

Nếu vết thương quá nhỏ thì chỉ cần quan sát con vật trong 7-10 ngày, xem xét chúng có dấu hiệu của bệnh đại không. Đừng chủ quan “chó nhà” mà mang lại nhiều điều đáng tiếc, tốt nhất nên tiêm phòng vắc-xin dại cho cả người và vật nuôi.

Hè đến rồi trẻ con hiếu động vui đùa, cộng với tiết trời nắng nóng dễ lây lan bệnh dại vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận.

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/dung-lo-la-khi-con-bi-cho-can-25361/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY