Hô hấp hôm nay

Dùng máy đo đa ký giấc ngủ để đếm số lần ngừng thở khi ngủ

Phương pháp thăm dò chức năng bằng máy đo đa ký giấc ngủ có thể ghi nhận nhiều thông số S*nh l* của bệnh nhân trong lúc ngủ, trực tiếp theo dõi và đếm số lần ngừng thở...
Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cơn buồn ngủ ban ngày có thể là dấu hiệu của hội chứng ngừng thở khi ngủ, có nguy cơ gây đột quỵ và nhiều hậu quả nghiêm trọng

Ông Nguyễn Văn An (55 tuổi) đã tăng cân từ lâu, trọng lượng lên tới 86 kg. Ban ngày ông rất hay buồn ngủ, mệt mỏi, bồn chồn nên ông không yên tâm và đã khám sức khỏe tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Ông lo lắng vì những cơn buồn ngủ ban ngày khiến nhiều khi lái xe trên đường rất hay gà gật, đã mấy lần suýt bị đâm xe. 

Dựa trên những biểu hiện nói trên, BS Nguyễn Mạnh Tường - Khoa Hô hấp đã khai thác thêm các thông tin và được biết hơn 20 năm qua ông An thường xuyên ngủ ngáy. Vợ ông còn nhận thấy có những lúc đang ngáy đột nhiên ngừng thở 7 - 10 giây. Sau những lúc đó, ông đều tỉnh dậy và khó ngủ lại. Vì thế, dù đi ngủ sớm dậy muộn nhưng ông vẫn rất mệt. Tiếp tục khám tai mũi họng và răng hàm mặt đều không có bất thường, dị dạng hàm, bác sĩ Tường đã chỉ định người bệnh đo đa ký giấc ngủ. 

Đây là một phương pháp chẩn đoán chính xác hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp - bệnh gây ra những ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống như ông An đang trải qua. Kết quả đúng như vậy, bác sĩ đã hướng dẫn người bệnh cách điều trị là đeo máy thở CPAP hàng ngày khi ngủ. Máy sẽ cung cấp oxy cho người bệnh những lúc có cơn ngừng thở. Bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân cần cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện thể thao. Kết quả là 3 tháng sau, khi khám lại, ông An không còn bị mệt mỏi với những cơn buồn ngủ dồn đến ban ngày, đồng thời giảm được 5kg nên tinh thần đã tốt hơn nhiều.

Nói thêm về hội chứng ngừng thở khi ngủ, BS Nguyễn Mạnh Tường cho biết: Những biểu hiện này rõ nhất ở người bệnh ngủ ngáy. Mỗi lần ngừng thở của người bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 10s trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu. Do đó, người bệnh sẽ liên tục tỉnh giấc và làm chất lượng giấc ngủ không cao, dễ sinh ra hay cáu gắt, căng thẳng.

Các thống kê cho thấy, khoảng 2% nữ giới mắc căn bệnh này. Tỉ lệ mắc ở nam giới cao gấp đôi 4%. Tuy nhiên, 80 - 90% người bệnh không được phát hiện và điều trị, điều này làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở họ hơn so với người bình thường.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo khi có những dấu hiệu ngưng thở lúc ngủ nói trên, người bệnh nên đến các chuyên khoa hô hấp khám ngay. Phương pháp chẩn đoán bệnh là sử dụng máy đo đa ký giấc ngủ, ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Phương pháp thăm dò chức năng này có thể ghi nhận nhiều thông số S*nh l* của bệnh nhân trong lúc ngủ, trực tiếp theo dõi và đếm số lần ngừng thở, theo dõi tình trạng giảm ô-xy trong máu của người bệnh. Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Đây là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, T*i n*n giao thông, T*i n*n lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm… Vì vậy, người bệnh cần được khám và điều trị sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Những biểu hiện nghi ngờ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ:
1. Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở.
2. Buồn ngủ nhiều ban ngày.
3. Thức giấc nhiều lần trong đêm.
4. Đi tiểu nhiều lần trong đêm
5. Đau đầu buổi sáng.
6. Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung.
7. Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt.
8. Tăng huyết áp kháng trị

Theo Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dung-may-do-da-ky-giac-ngu-de-dem-so-lan-ngung-tho-khi-ngu-n343687.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Có nhiều người lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ, cho dù đang học tập hay làm việc. Thói quen này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như hiệu quả công việc.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Nếu một lúc nào đó cơn buồn ngủ ập đến trong khi bạn đang có cả núi công việc cần giải quyết, hãy thử áp dụng các mẹo sau.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY