12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đừng nhầm lẫn giữa bệnh tiểu đường loại 1 và 2

Cùng là bệnh tiểu đường, nhưng bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 cần cách chữa trị khác nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai loại để tránh điều trị sai cách và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều xảy ra khi cơ thể không thể lưu trữ và sử dụng glucose đúng cách dẫn đến không tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Đường, hoặc glucose sẽ ở trong máu và không đến được các tế bào cần nó, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tiểu đường loại 1 tự miễn dịch còn loại 2 thì không.

TS, BS. Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái Tháo Đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết: "Tiểu đường là căn bệnh có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến người bệnh không thể qua khỏi. Trên thế giới coi đái tháo đường là một trong 77 nguyên nhân dẫn đến tử vong .

Theo số liệu của Liên đoàn đái đường thế giới, cứ 7 giây lại có một người tử vong do đái tháo đường, 30s có một người bị cắt cụt chi do căn bệnh này. Đái tháo đường có thể tăng nguy cơ tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Tuổi thọ có thể giảm từ 6 – 10 năm so với người không mắc đái tháo đường".

Bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi. Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta tuyến tụy để chúng không còn có thể sản xuất insulin. Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1, và nó thường là do di truyền. Khoảng 5% những người mắc bệnh tiểu đường sẽ thuộc loại 1, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Bệnh tiểu đường loại 2 có nhiều khả năng xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở đi, nhưng nhiều trẻ em hiện nay cũng mắc căn bệnh này. Đối với loại 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng cơ thể không thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Lối sống, ăn uống dường như đóng một vai trò quan trọng quyết định bệnh nặng hơn hay được kiểm soát. Theo CDC, khoảng 90-95 % những người mắc bệnh tiểu đường sẽ thuộc vào loại 2.

Cả hai loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh thận, giảm thị lực, ảnh hưởng thần kinh và tổn thương mạch máu và các cơ quan khác.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính rằng hơn 30 triệu người ở Hoa Kỳ có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng 25% trong số họ không biết họ mắc bệnh này.


Bài viết này sẽ chỉ ra sự khác biệt và tương đồng giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2:Một loại khác là tiểu đường thai kỳ. Điều này xảy ra trong thai kỳ và thường được giải quyết sau khi sinh con, nhưng một số người sau đó bị tiểu đường tuýp 2 trong suốt phần đời còn lại.

Nguyên nhân

Loại 1 và loại 2 có những nguyên nhân khác nhau, nhưng cả hai đều liên quan đến hoocmon insulin.

Insulin là một loại hormone do tuyến tụy sản xuất ra để điều chỉnh, chuyển hóa đường trong máu trở thành năng lượng.

Bệnh tiểu đường loại 1

Trong loại này, các nhà khoa học cho biết hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào beta tuyến tụy (tế bào sản xuất insulin). Họ không xác định rõ được nguyên nhân chính xác, nhưng nếu khi còn nhỏ bạn bị mắc các bệnh nhiễm trùng thì tỉ lệ mắc tiểu đường loại 1 sẽ cao hơn.

Hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào này, điều đó có nghĩa là cơ thể không còn có thể tạo ra đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Một người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ cần sử dụng insulin bổ sung kể từ khi họ được chẩn đoán và trong suốt quãng đời còn lại.

Loại 1 thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên, nhưng nó vẫn có thể xảy ra cả ở người trưởng thành. Bệnh sẽ xuất hiện đột ngột, và có xu hướng xấu đi rất nhanh.

Nguy cơ dẫn đến tiểu đường loại 1:

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường,

- Được sinh ra với một số đặc điểm di truyền ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất hoặc sử dụng insulin.

- Mắc một số bệnh như xơ nang (bệnh di truyền) hoặc bệnh hemochromatosis (do tích lũy sắt)

- Khi còn nhỏ từng gặp phải một số bệnh nhiễm trùng hoặc do vi-rút gây ra, chẳng hạn như quai bị hoặc rubella cytomegalovirus (bệnh sởi Đức, bệnh truyền nhiễm do virus rubella)

Bệnh tiểu đường loại 2

Trong bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào của cơ thể bắt đầu chống lại tác dụng của insulin. Cơ thể ngừng sản xuất insulin, do đó việc chuyển hóa, kiểm soát glucose sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là glucose không thể đi vào các tế bào. Thay vào đó, nó tích tụ trong máu, tình trạng này gọi là kháng insulin.

Nó có thể xảy ra khi bạn có lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Khi các tế bào của cơ thể bị phơi nhiễm quá mức với insulin, chúng sẽ trở nên kém phản ứng với hoocmon này hơn hoặc có thể chúng không còn phản ứng nữa.

Các triệu chứng bệnh có thể mất nhiều năm mới xuất hiện nên rất khó phát hiện. Mọi người có thể sử dụng thuốc, chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục từ giai đoạn đầu để giảm nguy cơ hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh.

Ở giai đoạn đầu, một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không cần bổ sung insulin. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, rất cần insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Nguy cơ dẫn đến tiểu đường loại 2:

- Có thành viên gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2

- Béo phì

- Hút thuốc

- Có chế độ ăn uống không lành mạnh

- Lười tập thể dục

- Do sử dụng một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc chống động kinh và một số loại thuốc điều trị HIV

Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và 2:

- Khát nước và đi tiểu nhiều

- Thường xuyên cảm thấy đói

- Mắt mờ

- Mệt mỏi và kiệt sức

- Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân

- Vết loét hoặc vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành

- Sụt cân không lý do

Nhìn chung triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 khá giống nhau, chỉ khác ở bệnh tiểu đường loại 1 sẽ xuất hiện triệu chứng ngay sau vài tuần phát bệnh, tiểu đường loại 2 phải mất vài năm mới xuất hiện các triệu chứng trên.

Kết luận:

Nếu bị loại 1, bạn sẽ không có một chút insulin nào trong cơ thể cả, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào insulin trong tuyến tụy. Loại 2 sẽ tạo insulin cho cơ thể, thế nhưng rất ít.

Việc điều trị cho hai loại hoàn toàn khác nhau. Người mắc bệnh tiểu đường dạng 1 phải tuyệt đối phụ thuộc vào nguồn insulin đưa từ ngoài vào, nếu không thì thường xuyên bị ngộ độc ceton, chữa trị không kịp thời có thể gây tử vong.

Với loại 2 có nhiều lựa chọn hơn, đó là chế độ ăn uống, thể dục và giảm cân hoặc uống thuốc để cung cấp đường.

Thu Hương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dung-nham-lan-giua-benh-tieu-duong-loai-1-va-2-27454/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY